Nothing is impossible…

Intel Teach Essential Course 2012

Phản hồi cho Module 2

Sinh viên thực hiện phản hồi cho module 2 :

01. Mô-đun này đã giúp tôi suy nghĩ về việc sử dụng các chuẩn kiến thức, các câu hỏi định hướng hoặc đánh giá thành phần như sau:…

02. SV trả lời 02 trong 05 câu hỏi dưới đây: chọn 01 trong 04 câu hỏi đầu và câu hỏi có đánh dấu (*) 

 (nguyên tắc chọn:  không được chọn lại câu hỏi mà 02 người liền trước mình đã trả lời):

       – Mục đích của đánh giá là gì?

       – Phương pháp nào là phù hợp cho mục đích đó?

       – Công cụ hiệu quả nhất là gì?

       – Khi nào thì bạn sẽ sử dụng các phương pháp và công cụ đó?

      (*)  Bạn sẽ xử lý kết quả như thế nào? (câu hỏi bắt buộc)

03. Một số nhận xét, góp ý về học phần, về buổi học, giáo viên,…

Thời hạn: Trước 11h00 ngày thứ hai 08/04/2012

SV thực hiện phản hồi trong phần “Leave a Reply” phía dưới (điền email và họ tên vào khung theo yêu cầu)


37 responses to “Phản hồi cho Module 2

  1. 01. Mô đun này đã giúp tôi suy nghĩ về việc sử dụng các chuẩn kiến thức, các câu hỏi định hướng hoặc đánh giá thành phần như sau:
    – Sử dụng chuẩn kiến thức:
    + Như một chuẩn mực để so sánh, đối chiếu, đánh giá trình độ của học sinh từ đó đề ra những biện pháp giáo dục và đánh giá thích hợp.
    + Để xác định những trọng tâm cơ bản để định hướng trong việc giảng dạy và hướng dẫn việc tập trung học tập và ôn tập của học sinh.
    – Sử dụng các câu hỏi định hướng:
    + Để định hướng các trọng tâm quan trọng cho học sinh.
    + Để kết nối các kiến thức lại với nhau (liên môn, liên ngành,…) và kết nối kiến thức với thực tế cuộc sống.
    + Để kích thích hứng thú học tập cho học sinh.
    + Để giúp học sinh phát triển tư duy bậc cao bên cạnh việc hiểu sâu nội dung bài học.

    02. Mục đích của đánh giá là gì?
    – Kiểm tra kiến thức nền và sự sẵn sàng của học sinh.
    – Tìm hiểu nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng của học sinh.
    – Khuyến khích tự định hướng và hợp tác.
    – Theo dõi quá trình tiến bộ của học sinh.
    – Kiểm tra kết quả đạt được của học sinh.
    – Kiểm tra sự hiểu biết và kỹ năng, kích thích tư duy bậc cao.

    Bạn sẽ xử lý kết quả như thế nào?
    – Kiểm tra xem các sản phẩm có đạt chuẩn kiến thức – kỹ năng hay không.
    – Nếu sản phẩm đạt được các chuẩn kiến thức – kỹ năng thì năng lực của học sinh đã được xác nhận tốt, là sự khích lệ và thuận lợi cho quá trình học tập của học sinh.
    – Nếu sản phẩm chưa đạt chuẩn phải xem xét lại quá trình rèn luyện, học tập của học sinh và quá trình giảng dạy của bản thân để rút kinh nghiệm và tiến hành giáo dục lại giúp học sinh có thể đạt chuẩn.
    – Quá trình học tập của học sinh không chỉ thể hiện qua sản phẩm mà còn thể hiện qua quá trình phấn đấu, sự nỗ lực của các em nên giáo viên cần có thái độ cư xử đúng mực và sự trân trọng xứng đáng.

  2. 03. Trong buổi học các bạn chưa phát biển ý kiến nhiều nên giờ học chưa thực sự sôi nổi và sinh động. Bài tập về nhà khá nhiều, tụi em phải cố gắng nhiều ^^ hihi

  3. Nguyễn Thị Lệ Hằng says:

    1. Mô-đun này đã giúp em suy nghĩ về việc sử dụng các chuẩn kiến thức, các câu hỏi định hướng hoặc đánh giá thành phần như sau:
    – Trước hết, cả giáo viên và học sinh đều cần nắm rõ các chuẩn kiến thức, từ đó làm cơ sở cho việc xác định mục tiêu dạy học. Vì các mục tiêu dạy học đều hướng đến việc đạt được những chuẩn kiến thức ấy.
    – Xây dựng các câu hỏi định hướng là một việc rất quan trọng trong việc tạo hứng thú cho học sinh trước mỗi bài học; trong việc định hướng nội dung học, nhất là những nội dung trọng tâm cốt lõi; trong việc giúp học sinh nhận thức được vấn đề, từ đó có nhu cầu tìm hiểu để giải quyết những vấn đề đó. Hơn nữa, những câu hỏi định hướng còn giúp học sinh liên kết được các môn học với nhau và liên hệ với thực tế.
    – Đánh giá là một công việc cần được thực hiện thường xuyên nhằm giúp học sinh rèn luyện tốt hơn, với cách học lấy người học làm trung tâm hiện nay, cần tăng cường cho học sinh tự đánh giá cũng như tự đề ra mục tiêu cho bản thân.

    2. câu 2/ Theo em, một trong những phương pháp hiệu quả nhất trong việc đánh giá là cho học sinh tự đánh giá qua các hình thức khác nhau, trên nhiều mặt khác nhau như: học tập kiến thức, kỹ năng, hoạt động nhóm, thái độ… Sau đó giáo viên sẽ kiểm tra, nhận xét. Như vậy sẽ giúp học sinh rèn luyện khả năng đánh giá và tính trung thực, có trách nhiệm với bản thân hơn.
    câu 5/ với tư cách là giáo viên, sau khi cho học sinh tự đánh giá, em sẽ xử lý kết quả bằng cách nhận xét bản tự đánh giá của học sinh bên cạnh việc nêu kết quả đánh giá từ giáo viên. Sau đó gửi lại kết quả cho học sinh và phụ huynh.

    3. Một số nhận xét về buổi học: buổi học hôm nay em thấy không vui và sôi nổi bằng hôm trước, hơn nữa lượng kiến thức và bài tập quá nhiều 😦

  4. ĐỖ THỊ SÁU says:

    1. Mô-dun này giúp tôi suy nghĩ về việc sử dụng chuẩn kiến thức, bộ câu hỏi định hướng hoặc đánh giá thành phần như sau:
    – Sử dụng chuẩn kiến thức để xác định nội dung trọng tâm từ đó xây dựng kế hoạch giảng dạy, học tập phù hợp ; lựa chọn cách thể hiện sinh dộng, dễ hiểu nhằm thu hút học sinh và hướng dẫn các em tập trung vào phần kiến thức quan trọng.
    – Sử dụng bộ câu hỏi định hướng : giúp tôi có thể định hướng để xây dựng dự án của mình tập trung vào kiến thức quan trọng; ngoài ra xây dựng bộ câu hỏi định hướng tốt sẽ thu hút học sinh , khơi gợi hứng thú học tập của học sinh, giúp các em đào sâu suy nghĩ, nâng cao các kĩ năng tư duy bậc cao.
    – Đánh giá thành phần : giúp tôi tìm hiểu được nhu cầu của học sinh, theo dõi được tiến bộ, có thể kiểm tra và theo dõi học sinh của mình; từ đó tôi có thể điều chỉnh các kế họạch dự án của mình cho phù hợp với nhu cầu và khả năng thực hiện của học sinh nhằm thu được kết quả tốt hơn.
    2. Phương pháp phù hợp cho mục đích đánh giá đó như là:
    – Phương pháp cho học sinh làm kiểm tra giửa kì, cuối kì.. để kiểm tra kiến thức của học sinh.
    – Cho HS viết bài thu hoạch sau khi tham gia các hoạt động do chính các em tổ chức trong quá trình học tập theo dự án.
    – Phương pháp tổ chức cho HS sáng tạo ra các sản phẩm liên quan đến các kiến thức đã học và thuyết trình về các sản phẩm do mình sáng tạo ra.

    Bạn sẽ xử lí kết quả như thế nào?
    – Kiểm tra kiến thức HS để kịp thời chỉnh sửa, bổ sung cho các em lượng kiến thức và kĩ năng cần thiết.
    – Kiểm tra xem sản phảm HS có đạt được các tiêu chí đề ra không từ đó hướng dẫn HS thực hiên tiếp hay phải thưc hiện lại.
    3. Nhận xét về buổi học :
    – Lượng kiến thức nhiều, thời gian thảo luận ngắn.
    – Bài dạy của cô có các đoạn video mô phỏng nên các bạn chú ý hơn.

  5. Khăm Ma Ni Sây says:

    1. Mô-đun này đã giúp tôi suy nghĩ về việc sử dụng các chuẩn kiến thức, các câu hỏi định hướng hoặc đánh giá thành phần như sau: tôi có thể xác định các nội dung trọng tâm để xây dựng dự án của mình tập trung vào các chuẩn kiến thức đã đặt ra.

    – Sử dụng bộ câu hỏi định hướng : sẽ làm cho HS chú ý đến bài học nhiều hơn. Muốn thực hiện được điều đó giáo viên cần đưa ra bộ câu hỏi phải phù hợp với khả năng của học sinh và phải hướng đến trọng tâm của chủ đề.
    – Đánh giá thành phần : Giúp tôi kiểm tra được tiến trình thực hiện dự án có đạt hiểu quả hay không. Từ đó có những điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của học sinh nhằm đưa dự án đạt được hiểu quả tốt nhất.

    2. Công cụ hiệu quả nhất:

    Công nghệ thông tin kết hợp bảng viết, phấn và dụng cụ liên quan đến bài dạy.
    Ví dụ: Khi làm thí nghiệm một bài vật lí, ngoài việc chuẩn bị về kiến thức còn cần phải chuẩn bị đầy đủ về dụng cụ thí nghiệm ; ứng dụng công nghệ thông tin để bài dạy sinh động, thu hút học sinh quan tâm..

    Xử lí kết quả của học sinh:

    Khi thu sản phẩm của học sinh: Trước tiên giáo viên cần xem xét sản phẩm đó có đạt yêu cầu mà giáo viên đặt ra. Nếu sản phẩm chưa đạt được nội dung yêu cầu thì giáo viên hướng dẫn kĩ hơn để các em thực hiện lại sản phẩm của mình. Nếu sản phẩm đã đạt yêu cầu giáo viên cần khuyến khích học sinh thêm để những sản phẩm lần sau sẽ hoàn thiện hơn.

    3. Nhận xét về buổi học:
    – Bài tập quá nhiều , khi làm sẽ không tránh khỏi sự sai sót.
    – Buổi học không tạo được sự hứng thú, giữa các nhóm chưa có sự trao đổi sôi nổi.
    – Cô cần nói chậm lại.
    – Khi chiếu slides cô nên chiếu chậm hơn để các bạn kịp theo dõi.

  6. Lỗ Thị Ánh Mai says:

    1. Modun này giúp tôi suy nghĩ về chuẩn kiến thức, bộ câu hỏi đinh hướng như sau:
    – Chuẩn kiến thức: là những yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kĩ năng, kiến thức mà học sinh phải đạt được
    – Bộ câu hỏi định hướng:
    + xác định được kiến thức trọng tâm
    + Kích thích sự tò mò, muốn khám phá của HS
    + Đánh giá khả năng tiếp thu của HS
    + Giúp HS xác định kiến thức trong tâm của bài học
    2. Mục đích đánh giá
    – Kiểm tra kiến thức, kỹ năng của HS
    – Kiểm tra quá trình HS học tập
    3. Những phương pháp phù hợp cho mục đích trên:
    – Kiểm tra miệng
    – Kiểm tra giấy trong quá trình học, cuổi kỳ, giữa kỳ
    – Cho HS làm sản phẩm, đánh giá
    4.Nhận xét về buổi học:
    buổi học thứ ba này em thấy cô đã truyền đạt kiến thức cho em rất dẽ hiễu, rõ ràng, đầy đủ. Tuy nhiên không khí của lớp học không sôi nỗi như hai buổi trước. quá trình thảo luận nhóm chưa sôi nỗi kiệu quả đạt được không cao.

  7. Nguyễn Thị Mai says:

    1/ mô-đun này đã giúp tôi suy nghĩ về việc sử dụng các chuẩn kiến thức, các câu hỏi định hướng hoặc đánh giá thành phần như sau:
    – Sử dụng chuẩn kiến thức:
    +Giúp GV,HS xây dựng kế hoạch,thiết kế nội dung bài dạy và học sát yêu cầu,mục đích về kiến thức môn học
    + giúp lựa chọn những phương pháp tối ưu đưa vào dạy học nâng cao hiệu quả
    + giúp kiểm tra, điều chỉnh việc dạy và học của giáo viên và học sinh
    – Bộ câu hỏi định hướng giúp:
    + hệ thống kiến thức cần đạt
    + nhấn mạnhnội dung trọng tâm của bài, chương, môn học…
    + liên kết logic các kiến thức với nhau
    2/mục đích của đánh giá là:
    + kiểm tra kiến thức, phân loai học sinh
    + điều chỉnh việc dạy và học của giáo viên và học sinh
    + theo dõi quá trình hợp tác, rèn luyện của học sinh với giáo viên.
    3/Nhận xét buổi học:
    + Cô rất nhiệt tình a!.hihi.. bài học có nhiều nội dung thiết thực, rất hữu ích,được coi video nên…hơi bị thích.
    + tuy nhiên so với tiết học trước, tiết học này chán hơn rất nhiều, việc thảo luận nhóm cũng không thu hút được sự hứng thú vào bài học.
    + kiến thức quá nhiều làm tôi tiếp thu không hiệu quả, khó hiểu bài. bài tập lại nhiều nên thấy mệt,nản …hihi

  8. Nguyễn Thị Mai says:

    2/ bổ xung:
    – xử lý kết quả:
    +kiểm tra sản phẩm của học sinh từ đó điều chỉnh cách dạy,cách quan sát,theo dõi hs cũng như cách ra đề phù hợp
    +dựa trên sản phẩm:
    ++ bổ xung lại những kiến thức hs chưa nắm vững, giúp hs còn yếu rèn luyện các kĩ năng
    ++ nâng cao mức độ một số bài tập để khuyến khích sự tư duy sáng tạo cao hơn ở hs
    + đưa ra một số yêu cầu có mục đích phấn đấu đề nghị hs cùng hợp tác

  9. Dương Thị Hồng Huynh says:

    1. Mô-đun này đã giúp tôi suy nghĩ về việc sử dụng các chuẩn kiến thức, các câu hỏi định hướng hoặc đánh giá thành phần như sau:
    Về việc sử dụng các chuẩn kiến thức:
    – Xác định đúng các chuẩn kiến thức, chuẩn học tập đúng giúp cho giáo viên đưa ra được những mục tiêu mong muốn học sinh mình đạt được sau khi học.
    – Dựa vào những chuẩn kiến thức đã đề ra, có thể đánh giá được quá trình học theo dự án của học sinh.
    Về các câu hỏi định hướng:
    – Các câu hỏi định hướng sẽ giúp cho học sinh phát triển được tư duy độc lập, hiểu sâu nội dung bài học, đồng thời bao quát được nhiều lĩnh vực môn học hay chủ đề.
    Về đánh giá thành phần:
    – Đưa ra dự án muốn khả thi thì việc đánh giá là vô cùng cần thiết trong suốt quá trình, bởi vì, nhiệm vụ của việc đánh giá là tìm hiểu nhu cầu của học sinh, khuyến khích học sinh tự định hướng và hợp tác, theo dõi được sự tiến bộ của học sinh, đồng thời có thể kiểm tra sự tiếp thu và thúc đẩy siêu nhận thức của học sinh.Từ đó, có thể kịp thời điều chỉnh kế hoạch dự án sao cho phù hợp với thực tế của học sinh mình dạy.
    2. Công cụ hiệu quả nhất:
    – Lịch trình đánh giá để kiểm tra học sinh có tinh thần hợp tác với giáo viên để đưa dự án hoàn thành đúng tiến độ hay không?
    – Các phiếu, bảng nhận xét của giáo viên và học sinh về các thành viên trong lớp về kiến thức, tinh thần và thái độ của các em trong quá trình tham gia nhóm dự án.
    * Xử lí kết quả:
    – Kiểm tra sản phẩm của học sinh, xem xét có phù hợp với các chuẩn học tập và mục tiêu chủ đề của dự án không.
    – Giúp các em khắc phục những thiếu sót trong dự án của mình, góp phần hoàn thiện dự án.
    3. Nhận xét về buổi học:
    – Cô dạy vẫn nhiệt tình, hào hứng. Tuy nhiên, có lẽ do các bạn hơi mệt nên phần thảo luận nhóm không được sôi nổi như buổi học trước.
    – Các video cô trình chiếu rất hay, phù hợp với thực tế, đặc biệt là video nói về nạn đói thực sự rất cảm động. Có lẽ nhờ vậy nên buổi học thêm phần thú vị.
    – Khối lượng bài tập của module này thực sự quá nhiều làm tụi em hơi…nản, hi!hi vọng là tụi em sẽ làm tốt!

  10. Lỗ Thị Ánh Mai says:

    xử lý kết quả:
    kiểm tra sản phẩm của học sinh. Nhận xét, góp ý để HS hoàn thiện sản phẩm của mình

  11. lê minh hoài says:

    1. Mô-đun này đã giúp em suy nghĩ về việc sử dụng các chuẩn kiến thức, các câu hỏi định hướng hoặc đánh giá thành phần như sau:
    -chuẩn kiến thức như một sản phẩm mẫu mình đưa ra để căn cứ vào đó mình có thể đánh giá những gì mà học sinh đang làm được
    -các câu hỏi định hướng cũng như cái tên của nó là dùng để định hướng, có nghĩa là nó có tác dụng dẫn dắt học sinh cũng như giáo viên đi vào trọng tâm bài học không đi chệch hướng trong tiết dạy.
    2.mục đích đánh giá là đảm bảo bản thân giáo viên và học sinh đã đi đến đâu trong dự án, có đi đúng định hướng đưa ra hay không, có thiếu sót gì trong dự án chúng ta có thể bổ sung vào dự án kịp thời để tiết học đạt được kết quả tốt nhất….
    3. nhận xét về buổi học:
    e thấy các bạn ai cũng nói chán, thiếu sôi nổi nhưng đây là đi học hok phải đi chơi, đi chơi còn lắm lúc không vui,… e thấy đi học thì học chán hay không cũng không thay đổi được gì. vậy cứ thế mà học !!!

    • lê minh hoài says:

      còn phần wiki hình như cô chưa invite e nên e không vào được :((

      • Ngoc Tram says:

        Tôi đã invite rồi, do địa chỉ mail của em trong danh sách nhóm không chính xác, em điều chỉnh lại nhé (tất cả các thông tin phải kiểm tra thật kĩ vì sẽ là thông tin để làm chứng chỉ).

      • lê minh hoài says:

        cô ơi e sữa địa chỉ lại rồi : minh_hoai850@yahoo.com cô invite e vào wiki với

  12. Trương Thị Bích Tuyền says:

    1. Theo em modole nay cho em biết:
    a. Chuẩn kiến thức được sử dụng như một thang đo kiến thức để đánh giá chất lượng học sinh, để xác định trọng tâm của bày dạy nhằm hướng học sinh đến trọng tâm của bài, hiểu đúng kiến thức từ đó đề ra những định hướng giáo dục, hướng dạy phù hợp.
    b. Bộ câu hỏi định hướng giúp học sinh dễ nắp bắt vấn đề cần nghiên cứu, định hướng học sinh đến các chuẩn kiến thức, dễ dàng tiếp thu bài dạy. Đồng thời tạo hứng thú cho bài học và giúp học sinh ít thụ động trong quá trình học tập, giúp học sinh liên kết được các kiến thức và nâng cao khả năng tư duy.
    2. Phương thức phù hợp cho mục đích đó:
    _ Tổ chức các tiết kiểm tra nhỏ để nhắc lại các kiến thức đã học trước đó
    _ Tiến hành kiểm tra cuối học kì, giữa học kì,… để học sinh nắm tổng quát được những gi mình đã học
    _ cho học sinh làm các bài báo cáo, thu hoạch sau một tiết thực tế, thí nghiệm
    _ Hướng cho học sinh làm môt dự án nghiên cứu về đề tài mà giáo viên đưa ra
    3. Sau khi nhận kết quả: điều đầu tiên là phải cho điểm nhằm khích lệ học sinh, đánh giá theo chuẩn kiến thức, xem có phù hợp với mục tiêu của dự án không, thông báo kết quả trước lớp.
    4. phản hồi sau buổi học: bài tập nhiều quá cô ơi, tụi em học nhiều môn nên cũng cảm thấy hơi mệt nhưng buổi học vừa rồi em hiểu bài hơn, lớp có vẻ yên lặng, ít sôi nổi.

  13. Nguyễn Đức Hiệp says:

    1. Theo Em chuẩn kiến thức được sử dụng nhằm giúp giáo viên xác định đúng mục tiêu bái dạy, đinh hướng đúng về những kiến thức chung.
    Chuẩn kiến thức cũng dùng để đành giá chất lượng kiến thức cũng như chất lượng của học sinh, đánh giá được quá trình tạo dự án.
    Bộ câu hỏi định hướng là một trong những yếu tố không thể thiếu trong mỗi dự án, bài dạy. Nó giúp giáo viên cũng như học sinh hướng đến các chuẩn kiến thức, hiểu môt cách tổng quát toàn bộ dự án, bái dạy, học sinh dễ dàng tiếp thu và hình dung được bài học.
    2. Công cụ hiệu quả nhất là những bài thu hoạch, những phản hồi sau buổi học, những nhận xét về kiến thức cũng như các hoạt động của giáo viên và các học sinh khác.
    3. Sau khi có kết quả; cần phải nghiên cứu kĩ những kết quả đó, đưa ra những giải pháp phù hợp cho dư án (bài học) tiếp theo, đánh giá chất lượng hiểu biết của học sinh theo các chuẩn kiến thức, góp ý để hoàn thiện thêm.
    4. phản hồi sau buổi học:
    Có nhiều phần nói về wiki rắc rối quá em không làm được, với lại em thấy bài tập nhiếu quá, phần trả lời câu hỏi phản hồi cũng hơi khó nữa.
    Bài giảng của cô thì luôn sinh động đi dúng vấn đề, cô cũng rất cởi mở lớp cũng dần dần quen với môn học rồi, học cũng vui hơn.

  14. Trần Thị Hạnh says:

    1,Mục đích của việc đánh giá kêt quả là:
    Làm tăng khả năng làm việc của học sinh. Làm học sinh có nhiều dộng lực cho việc học hay sây dựng một bài học
    Trong quá trình đánh giá sẽ giúp giáo viên kịp thời phát hiện những hạn chế của bài học. Thông qua đó kịp thời khác phục dần hoàn thiện bài day của mình
    Ngoài ra việc đánh giá thường xuyên giúp học sinh co trách nhiệm với bài học, ngoài ra việc đánh giá còn co tác dụng phân loại học sinh để đưa ra bài giảng phù hợp
    2, Theo em công cụ của việc đánh giá hiệu quả nhất là đặt ra các câu hỏi trong toàn bài dậy nhằm kích thích tư duy học sinh
    Ngoài ra sau mỗi bài học cần có bộ câu hỏi kiểm tra lại kiến thức đã học
    3,Trong khi kiểm tra nếu nhận được kết quả không như mông muốn thì em sẽ mạnh dạn thay đổi bài dạy của mình để phù hợp với nhận thức của học sinh
    Tham khảo các ý kiến của đồng nghiệp để bài day của mình được hoang thiện
    Cần tạo ra sự hợp tác với các học sinh lôi cuốn học sinh cùng tham gia xây dựng bài học
    Có thể đặt các câu hỏi định hướng trước để học sinh cùng tham gia
    Phải thay đổi cách truyền đạt của mình với từng đối tượng cho phù hợp

  15. Trần Thị Hạnh says:

    Em thấy buổi học chưa có sự kết hợp giưa các nhóm
    Mà buổi học co nhiều bài qua làm cho các nhóm làm không kịp
    Các ban ơi phải đọc bài trước thôi hihihi

  16. lâm thị huỳnh nga says:

    01. Mô-đun này đã giúp tôi suy nghĩ về việc sử dụng các chuẩn kiến thức, các câu hỏi định hướng hoặc đánh giá thành phần như sau:
    _Chuẩn kiến thức mà học sinh phải tiếp thu được sau bài dạy là bước đầu tiên mà chúng ta phải xác định được trong việc thiết kế dự án.Sau đó từ những chuẩn kiến thức này chúng ta xác định các mục tiêu học tập và bộ câu hỏi định hướng để đưa kiến thức của bái dạy đến với học sinh một cách dễ dàng hơn.
    _Các câu hỏi định hướng dùng để khơi gợi hứng thú của học sinh, khuyến khích học sinh đào sâu suy nghĩ và tiếp thu kiến thức một cách có hệ thống và sâu sắc.
    02. Em sẽ trả lời câu 4 thưa cô!
    _Các phương pháp đánh giá có thể áp dụng là: đánh giá sau bài học thông qua việc làm các câu hỏi trắc nghiệm, cho học sinh thuyết trình về sản phẩm dự án của mình, kiểm tra miệng, 15 phút, thi,…..
    _Công cụ có thể áp dụng là: ứng dụng công nghệ thông tin, bảng, phấn, giấy, viết…..
    _Kết hợp các phương pháp đánh giá và công cụ như sau: ứng dụng công nghệ thông tin và kết hợp bảng, phấn cho học sinh thuyết trình sản phẩm dự án của mình, ứng dụng công nghệ thông tin để làm các câu hỏi trắc nghiệm cho học sinh, sử dụng giấy viết cho các kì thi, kiểm tra,….
    Trả lời câu hỏi bắt buộc:
    Bạn sẽ xử lý kết quả như thế nào?
    _Kiểm tra kiến thức của học sinh nằm ở mức độ nào để đưa ra chuẩn kiến thức và mục tiêu học tập cho hợp lí.
    _Kịp thời đốc thúc học sinh học tập tốt để chuẩn bị cho các kì thi, tránh lơ là trong học tập.
    03. Phản hồi sau buổi học:
    _Lượng kiến thức của Mô-đun 2 khá nhiều nên có nhiều phần chúng em theo không kịp (vì chưa đọc bài trước), chúng em sẽ cố gắng khắc phục.
    _Buổi học hôm ấy chưa sôi nổi vì ít hoạt động nhóm.

  17. Nguyễn Thị Ngọc Trâm says:

    1. Mô-đun này đã giúp tôi suy nghĩ về việc sử dụng các chuẩn kiến thức, các câu hỏi định hướng hoặc đánh giá thành phần như sau:
    + Sử dụng các chuẩn kiến thức: xác định đúng chuẩn kiến thức để xây dựng nền tảng cho dự án tốt. Vì nó là bước đầu tiên trước khi lập kế hoạch học tập. Xác định đúng chuẩn sẽ giúp giáo viên dẫn học sinh tới đúng vấn đề cần tìm hiểu.
    + Sử dụng các câu hỏi định hướng: phải tìm ra được những câu hỏi hay, có ý tưởng, liên quan đến bài học để kích thích sự tò mò cho học sinh, tạo hứng thú cho học sinh.
    + Đánh giá thành phần: theo dõi được tiến độ hoàn thành dự án của học sinh, kiểm tra và đốc thúc việc thực hiện dự án.
    2. Mục đích của đánh giá là gì?
    + Đảm bảo dự án bám sát mục tiêu học tập.
    + Khuyến khích những học sinh làm tốt, động viên những học sinh làm chưa tốt.
    + Cho học sinh hiểu được mình đã làm được những gì.
    Bạn sẽ xử lý kết quả như thế nào?
    + Đánh giá tất cả sản phẩm của học sinh qua một lượt.
    + Những sản phẩm chưa đạt sẽ yêu cầu học sinh hoàn thiện hơn, khuyến khích học sinh làm tốt.
    + Tìm những sản phẩm nào tốt nhất với yêu cầu đặt ra và yêu cầu học sinh thuyết trình lại.
    + Đánh giá lại những sản phẩm sau khi học sinh thuyết trình.
    + Tổng kết.
    3. Nhận xét về buổi học:
    + Kiến thức quá nhiều.
    + Bài tập cũng quá nhiều luôn cô ơi!!!

  18. Vương Phú Tài says:

    1. Mô-đun này đã giúp tôi suy nghĩ về việc sử dụng các chuẩn kiến thức, các câu hỏi định hướng hoặc đánh giá thành phần như sau:
    – Khi làm bất cứ việc gì thì hiệu quả của nó luôn được quan tâm, theo dõi, đánh giá trên nhiều khía cạnh trước, trong và sau khi triển khai. Vì vậy việc sử dụng các chuẩn kiến thức, các câu hỏi định hướng hoặc đánh giá được xem như những công cụ hiệu quả để thực hiện công việc trên.
    – Sử dụng chuẩn kiến thức giúp ta có những nền tảng ban đầu trong một dự án ngắn, trung hay dài hạn.
    – Sử dụng các câu hỏi định hướng giúp ta có một công cụ tốt để dẫn dắt người học theo hướng phát triển tư duy, bồi dưỡng năng lực sáng tạo.
    – Đánh giá thường xuyên và liên tục giúp ta có được những thông tin cập nhật về đối tượng mà ta đáng tiếp xúc. Từ đó giúp ta đưa ra những biện pháp thích hợp cho những thời điểm cụ thể.
    – Tuy nhiên việc sử dung các công cụ trên sẽ gặp khá nhiều khó khăn trong việc thực hiện một phần do lối mòn suy nghĩ, phần khác do thói quen. Vì vậy, để có những thay đổi này thành hiện thực thì sẽ phải có sự nỗ lực từ nhiều phía, trong đó có thể kể đến nhà trường, gia đình va phụ huynh.
    2.
    a. Công cụ hiệu quả nhất là gì? Theo em, không có công cụ hiệu quả nhất. Tuy nhiên, ta có thể phối hợp nhiều công cụ lại với nhau. Ví dụ, như kết hợp công nghệ thông tin với giảng dạy, tổ chức sinh hoạt ngoại khóa mới lạ, hấp dẫn,…
    b. Bạn sẽ xử lý kết quả như thế nào?
    – Tôn trọng kết quả của học sinh nhưng không được dễ dãi trong đánh giá
    – Phối hợp với các nguồn thông tin khác để nhận xét sản phẩm của học sinh có đạt yêu cầu không.
    3. Một số nhận xét:
    – Buổi học thứ ba này có lẽ do khá gấp về thời gian nên có nhiều phần chúng em không thảo luận được nên lớp khá yên ắng; nhưng các video clip cô chiếu thì rất sinh động, dễ hiểu.
    – Em có đề xuất cô nên thống nhất thông tin trên một kênh duy nhất vì hiện giờ có lẽ chúng em phải theo dõi 3 trang web về các thông báo mới nhất của cô.
    – Lượng bài tập thì theo ý kiến chủ quan của em thì tương đối nhưng em thấy nhiều phần khá trừu tượng nên em phải cố gắng suy nghĩ về nó nhiều hơn.

  19. Tran Thi Kim Thuong says:

    01. Mô-đun này đã giúp tôi suy nghĩ về việc sử dụng các chuẩn kiến thức, các câu hỏi định hướng hoặc đánh giá thành phần như sau:
    -Sử dụng chuẩn kiến thức nhằm xây dựng một cơ sở kiến thức nền thật vững chắc cho học sinh. Từ đó GV sẽ dễ dàng hơn trong việc đánh giá chất lượng học tập của học sinh. Mang lại những kết quả học tập theo dự án tốt hơn.
    -Bộ câu hỏi định hướng: mang tính chất của một công cụ để định hướng sự phát triển tư duy trong đầu học sinh, đồng thời phát huy khả năng sáng tạo và năng động hơn trong giờ học.
    -Đánh giá thành phần: là sự kiểm tra mức độ hiểu chuẩn kiến thức mà học sinh tiếp thu được và mức độ thành công của bộ câu hỏi định hướng.
    02. Mục đính đánh giá:
    -Tăng khả năng rèn luyện tư duy của học sinh.
    -Đánh giá là động lực khá lớn để học sinh tập trung vào dự án nhiều hơn.
    -Nắm được khả năng học tập theo dự án của học sinh.
    -Đưa ra kết quả để khen thưởng hoặc phê bình.
    03.Bạn sẽ xử lý kết quả như thế nào?
    -Đưa ra chuẩn đánh giá.
    -Đánh giá và phân tích ưu điểm và những lỗi chung mà hs mắc phải.
    -Trình bày kết quả xử lý trước HS để hs tự đánh giá và đóng góp ý kiến.
    – Đánh giá tổng quan ( Đánh giá của GV và ý kiến HS).
    04. Nhận xét buổi học:
    -Ổn hơn so với 2 buổi trước nhưng thật sự là kiến thức quá nhiều cô ơi..hic

  20. Pham thi thu hien says:

    01. Mô-đun này giúp tôi suy nghĩ về việc sử dụng các chuẩn kiến thức, các câu hỏi định hướng hoặc đánh giá thành phần như sau:
    Sử dụng chuẩn kiến thức:
    – Nhằm định hướng cho học sinh học tập.
    – Để đánh giá năng lực, trình độ của học sinh.
    – Tạo mục tiêu phấn đấu, động lực học tập cho học sinh. Để từ đó có được kết quả học tập tốt theo mục tiêu đã đặt ra.
    Sử dụng các câu hỏi định hướng:
    – Nhằm hướng đến bài dạy, dẫn dắt học sinh vào bài dễ dàng hơn.
    – Kích thích sự sáng tạo, tư duy cho học sinh.
    – Góp phần sôi nổi, năng động hơn trong quá trình dạy và học giữa giáo viên và học sinh.
    02. Phương pháp phù hợp cho mục đích đó:
    – Tổ chức các kì kiểm tra định kì, học kì để đánh giá tiến độ học tập của học sinh.
    – Đánh giá đúng thực lực học tập của học sinh, không để xảy ra tình trạng xin điểm, chạy điểm. Có thế mới thúc đẩy được sự phấn đấu trong học tập của học sinh.
    * Xử lí kết quả:
    – Kiểm tra sản phẩm của học sinh đã đạt chuẩn kiến thức chưa.
    – Nếu đã đạt thì tuyên dương, khích lệ để học sinh có động lực làm công việc tiếp theo tốt hơn.
    – Nếu chưa đạt thì điều chỉnh sai sót cho học sinh, hướng dẫn để học sinh hoàn thiện lại sản phẩn tốt hơn.
    – Trong quá trình đánh giá, giáo viên cũng nên có thái độ đúng đắn, cư xử không nóng vội và tôn trọng ý kiến học sinh bày tỏ.
    03. Nhận xét về buổi học:
    Vẫn như mọi thường, cô dạy rất nhiệt tình. Hôm ấy học thì cô cũng nói chậm được một chút, bài học tụi em cũng khá theo kịp. Nhưng mà không biết sao cô cho bài tập về nhà nhiều quá không biết tụi em có làm xuể không nữa cô ạ!
    Em xin hết.

  21. nguyen lan anh says:

    modun này giúp tôi suy nghĩ về việc sử dụng các chuẩn kiến thức, bộ câu hỏi định hướng hoặc đánh giá thành phần như sau:

    01. sử dụng chuẩn kiến thức để nhắm đến trọng tâm của bài học từ đó gv dê dàng định hướng cho học sinh giúp hs nắm bắt kiến thức tốt hơn

    02. xây dựng bộ câu hỏi định hướng: cần phải bám sát nội dung bài học nhưng cũng phải gây hứng thú cho hs và kích thích cho hs phát triển tư duy.

    03. Đánh giá thành phần giúp kiểm tra đánh giá kiến thức của hs và phân loại được hs, từ đó gv sẽ rút kinh nghiệm và có phương pháp thích hợp cho từng hs cụ thể

    trả lời câu hỏi:

    mục đích của đánh giá nhăm kiểm tra kiến thức hs, đánh giá học lực và phân loại hs. bên cạnh đó gv sẽ theo dõi được quá trình học tập của hs và rút kinh nghiệm cho bản thân để điều chỉnh lại các phương pháp chưa phù hợp.

    xử lý kết quả: kiểm tra sản phẩm của hs, sau đó đưa ra một mẫu sản phẩm có thể coi là chuẩn để hs tự nhận xét sp của mình. gv sẽ đưa ra kết luận cuối và khích lệ những hs làm chưa tốt

    Buổi học hôm trươc em hoc k được chú ý lắm hì

  22. Phạm Vũ Thảo Nguyên. says:

    01 .Modul này đã giúp tôi suy nghĩ về việc sử dụng các chuẩn kiến thức ,các câu hỏi định hướng hoặc đánh giá thành phần như sau :
    *Chuẩn kiến thức
    -Giúp ta xây dựng kế họach bài dạy cách có logic ,có hệ thống.
    -Là thang đo đánh giá được hs đã đạt được mục đích đề ra hay chưa.
    *Câu hỏi định hướng :
    -Như la bàn giúp học sinh đi đúng trọng tâm bài học.
    -Phát triển tư duy.
    -Dễ dàng tiếp thu và nhớ kiến thức.
    02 . Công cụ hiệu quả nhất là :kết hợp giữa sử dụng công nghệ thông tin cùng với ,kiểm tra trên giấy bút
    03 Đánh giá :
    -Học sinh đã đạt được chuẩn kiến thức hay chưa?
    -Hs đã có kĩ năng chưa?
    -Qua từng bài đánh giá xem các em đã thực sự phấn đấu và tiến bộ hay chưa?
    04. Nhận xét buổi học :
    Cô nhiệt tình ,rất vui vẻ và năng động.
    Tụi em theo kip bai hoc trên lớp .
    Nhưng do bài tập nhiều nên mong cô cho chúng thêm thời gian làm !
    Cám ơn cô ! 🙂

  23. Võ Giang Chí Tâm says:

    1. Mô-đun này đã giúp tôi suy nghĩ về việc sử dụng các chuẩn kiến thức, các câu hỏi định hướng hoặc đánh giá thành phần như sau:
    -Sử dụng chuẩn kiến thức nhằm xây dựng một cơ sở kiến thức nền thật vững chắc cho học sinh. Từ đó GV sẽ dễ dàng hơn trong việc đánh giá chất lượng học tập của học sinh. Mang lại những kết quả học tập theo dự án tốt hơn.
    -Sử dụng bộ câu hỏi định hướng : giúp tôi có thể định hướng để xây dựng dự án của mình tập trung vào kiến thức quan trọng; ngoài ra xây dựng bộ câu hỏi định hướng tốt sẽ thu hút học sinh , khơi gợi hứng thú học tập của học sinh, giúp các em đào sâu suy nghĩ, nâng cao các kĩ năng tư duy bậc cao.
    -Ngoài ra việc đánh giá thường xuyên giúp học sinh co trách nhiệm với bài học, ngoài ra việc đánh giá còn có tác dụng phân loại học sinh để đưa ra bài giảng phù hợp.
    2. Mục đích của đánh giá là gì?
    -Đánh giá là động lực giúp học sinh cố gắng thực hiện dự án đề ra.Tránh làm cho học sinh lơ là,không định hướng trong quá trình học tập.
    -Kịp thời phân định trình độ của học sinh để có những biện pháp phù hợp.
    -Làm cho học sinh tự phát hiện năng lực của bản thân mình.Làm cho các em cố gắng hơn.

    3.Nhân xét về buổi học:
    -Cô rất vui vẻ,nhiệt tình,dạy rất lôi cuốn,tổ chức thảo luận nhóm hiệu quả.
    -Buổi học có vẻ trầm lắng hơn so với buổi học trước.
    -Em hy vọng rằng buổi học sau sẽ có một không khí sinh động hơn.
    -Bài tập về nhà khá nhiều làm cho tui em hơi căng thẳng.

  24. artabotrys says:

    Trần Thị Ngọc
    sp lí k35a
    01. Mô-đun 2 đã giúp tôi suy nghĩ về việc sử dụng các chuẩn kiến thức, các câu hỏi định hướng hoặc đánh giá thành phần như sau:…
    – Sử dụng các chuẩn kiến thức bằng cách: xác định các kiến thức trọng tâm, căn cứ vào đó để giúp học sinh hướng tới những gì quan trọng hơn của kiến thức, đảm bảo cho học sinh được học những nội dung và kĩ năng thích hợp, từ đó có thể đào sâu vào nội dung và áp dụng kiến thức vào thực tế.
    – Sử dụng các câu hỏi định hướng: khả năng dẫn dắt cũng như lôi kéo sự tò mò của học sinh,cách đặt câu hỏi sao cho hấp dẫn rất quan trọng để nhận xét được thái độ làm việc và tập trung vào dự áncủa học sinh làm cho học sinh quan tâm và hứng thú để tìm ra câu trả lời định hướng .
    – Câu hỏi đánh giá: phương pháp đánh giá đa dạng vì sử dụng các công cụ đánh giá đúng mục đích, thích hợp giúp GV có thể đánh giá đúng chất lượng học sinh, từ đó nhìn lại cách dạy của chính bản thân.
    02. Công cụ hiệu quả nhất là công cụ đảm bảo:
    + Gắn liền với quá trình học tập
    + Đánh giá các mục tiêu quan trọng của bài dạy
    + Thu hút học sinh vào quá trình đánh giá
    + Sử dụng các chiến lược đánh giá đa dạng .
    * Xử lí kết quả:
    + Tìm hiểu nhu cầu học sinh
    + Khuyến khích hợp tác và tự định hướng
    +Giám sát tiến độ
    + Kiểm tra mức độ hiểu biết và thúc đẩy siêu nhận thức.
    +Giúp các em khắc phục những thiếu sót.
    03. Một số nhận xét, góp ý về học phần, về buổi học, giáo viên,…
    Buổi học trôi qua thật nhanh và lí thú khi có 1 video nói về cách sử dụng thời gian rất thật với cuộc sống sinh viên. Video này giúp em nhìn lại thời gian dành cho một ngày của mình và có dự định khác cho mình trong thời gian tới.
    Em thấy mô đun này có rất nhiều hoạt động nền móng của dạy học dự án lí thú… nhưng công việc khá là nhiều và vất vả. Hi vọng công việc của tuần sau sẽ được giảm xuống 😦

  25. artabotrys says:

    Trần Thị Ngọc

    01. Mô-đun này đã giúp tôi suy nghĩ về việc sử dụng các chuẩn kiến thức, các câu hỏi định hướng hoặc đánh giá thành phần như sau:…
    – Sử dụng các chuẩn kiến thức bằng cách: xác định các kiến thức trọng tâm, căn cứ vào đó để giúp học sinh hướng tới những gì quan trọng hơn của kiến thức, đảm bảo cho học sinh được học những nội dung và kĩ năng thích hợp, từ đó có thể đào sâu vào nội dung và áp dụng kiến thức vào thực tế.
    – Sử dụng các câu hỏi định hướng: khả năng dẫn dắt cũng như lôi kéo sự tò mò của học sinh,cách đặt câu hỏi sao cho hấp dẫn rất quan trọng để nhận xét được thái độ làm việc và tập trung vào dự áncủa học sinh làm cho học sinh quan tâm và hứng thú để tìm ra câu trả lời định hướng .
    – Câu hỏi đánh giá: phương pháp đánh giá đa dạng vì sử dụng các công cụ đánh giá đúng mục đích, thích hợp giúp GV có thể đánh giá đúng chất lượng học sinh, từ đó nhìn lại cách dạy của chính bản thân.
    02. Công cụ hiệu quả nhất là công cụ đảm bảo:
    + Gắn liền với quá trình học tập
    + Đánh giá các mục tiêu quan trọng của bài dạy
    + Thu hút học sinh vào quá trình đánh giá
    + Sử dụng các chiến lược đánh giá đa dạng .
    * Xử lí kết quả:
    + Tìm hiểu nhu cầu học sinh
    + Khuyến khích hợp tác và tự định hướng
    +Giám sát tiến độ
    + Kiểm tra mức độ hiểu biết và thúc đẩy siêu nhận thức.
    +Giúp các em khắc phục những thiếu sót.
    03. Một số nhận xét, góp ý về học phần, về buổi học, giáo viên,…
    Buổi học trôi qua thật nhanh và lí thú khi có 1 video nói về cách sử dụng thời gian rất thật với cuộc sống sinh viên. Video này giúp em nhìn lại thời gian dành cho một ngày của mình và có dự định khác cho mình trong thời gian tới.
    Em thấy mô đun này có rất nhiều hoạt động nền móng của dạy học dự án lí thú… nhưng công việc khá là nhiều và vất vả.

  26. thuyhang says:

    thưa cô! em chưa làm được wiki, cô có thể giúp em tham gia với địa chỉ gmail khác nhé cô: thuyhangsply@gmail.com

  27. nguyễn thanh toàn says:

    1. Mô-đun này đã giúp em suy nghĩ về việc sử dụng các chuẩn kiến thức, các câu hỏi định hướng hoặc đánh giá thành phần như sau:
    – Trước hết, cả giáo viên và học sinh đều cần nắm rõ các chuẩn kiến thức, từ đó làm cơ sở cho việc xác định mục tiêu dạy học. Vì các mục tiêu dạy học đều hướng đến việc đạt được những chuẩn kiến thức ấy.
    – Xây dựng các câu hỏi định hướng là một việc rất quan trọng trong việc tạo hứng thú cho học sinh trước mỗi bài học; trong việc định hướng nội dung học, nhất là những nội dung trọng tâm cốt lõi; trong việc giúp học sinh nhận thức được vấn đề, từ đó có nhu cầu tìm hiểu để giải quyết những vấn đề đó. Hơn nữa, những câu hỏi định hướng còn giúp học sinh liên kết được các môn học với nhau và liên hệ với thực tế.
    – Đánh giá là một công việc cần được thực hiện thường xuyên nhằm giúp học sinh rèn luyện tốt hơn, với cách học lấy người học làm trung tâm hiện nay, cần tăng cường cho học sinh tự đánh giá cũng như tự đề ra mục tiêu cho bản thân.

    2. Theo em, một trong những phương pháp hiệu quả nhất trong việc đánh giá là cho học sinh tự đánh giá qua các hình thức khác nhau, trên nhiều mặt khác nhau như: học tập kiến thức, kỹ năng, hoạt động nhóm, thái độ… Sau đó giáo viên sẽ kiểm tra, nhận xét. Như vậy sẽ giúp học sinh rèn luyện khả năng đánh giá và tính trung thực, có trách nhiệm với bản thân hơn.
    câu 5/ với tư cách là giáo viên, sau khi cho học sinh tự đánh giá, em sẽ xử lý kết quả bằng cách nhận xét bản tự đánh giá của học sinh bên cạnh việc nêu kết quả đánh giá từ giáo viên. Sau đó gửi lại kết quả cho học sinh và phụ huynh.

    3. Một số nhận xét về buổi học: buổi học hôm nay em thấy không vui và sôi nổi bằng hôm trước(ko co choi tro choi), hơn nữa lượng kiến thức và bài tập quá nhiều
    em mong ngày học sau sẽ vui hơn

  28. thuyhang says:

    em xin phản hồi mô đun 2
    1.Mô đun này đã giúp tôi suy nghĩ về việt sử dụng các chuẩn kiến thức, các câu hỏi định hướng, hoặc đánh giá các thành phần như sau:
    chuẩn kiến thức: là những kiến thức làm nền tản cho học sinh, giáo viên phải dựa trên chuẩn này để giúp học sinh nắm được kiến thức, phát triển tư duy

    các câu hỏi định hướng: là thành phần quan trọng, người giáo viên xây dựng các câu hỏi để giúp các em hứng thú với bài học, giúp khuyến khích các em sử dụng các kĩ năng tư duy bậc cao; bộ câu hỏi định hướng bao gồm câu hỏi khái quát, câu hỏi bài học và câu hỏi nội dung. giáo viên cần hiểu và vận dụng được các bộ câu hỏi để vừa tạo được hứng thú cho học sinh, vừa phải hoàn thiện được các chuẩn kiến thức.

    2.Mục đích đánh giá:
    theo dõi được tiến trình các công việc của học sinh
    là động lực giúp học sinh tập trung vào công việc cũng như khuyến khích được sự cố gắng của các em.
    rèn luyện cho các em các kĩ năng phát triển tư duy, có thể giúp học sinh rút ra các kinh nghiệm sau các lần đánh giá.

    3.Xử lí kết quả:
    trước hết gv sẽ xem các sản phẩm mà học sinh tạo ra được
    kiểm tra xem các sản phẩm có đạt được các chuẩn kiến thức chưa
    nếu một số sản phẩm hoàn thiện tốt thì có thể tuyên dương cụ thể các bước mà các em làm tốt
    với một số sản phẩm chưa đạt yêu cầu thì gv có thể chỉ ra giúp học sinh hoàn thiện lại và rút kinh nghiệm
    và một điều em nghĩ khá quan trọng là gv giúp học sinh hệ thống lại các việc các em đã làm được, thông qua đó các em có thể nắm được kiến thức.
    4. Một số nhận xét về buổi học:
    em thấy có các video minh họa vừa hay vừa thiết thực.
    nhưng mà em thấy nhiều kiến thức nên em có hơi rối một tí

  29. Huỳnh Ngọc Diễm My says:

    1. Modun này giúp tôi suy nghĩ về việc sử dụng các chuẩn các kiến thức,các câu hỏi định hướng,đánh giá thành phần như sau:
    -Sử dụng chuẩn kiến thức:Là cơ sở để xác định mục tiêu bài học giúp học sinh đi đúng trọng tâm bài học
    -Sử dụng câu hỏi định hướng: Kích thích sự tò mò, gây hứng thú học tập cho học sinh
    -Đánh giá thành phần: Theo dõi sự tiếp thu và nhu cầu của học sinh => điều chỉnh kế hoạch dự án của mình cho phù hợp
    2. Mục đích của modun :
    -Giúp học sinh nắm được chuẩn kiến thức-kĩ năng
    -Theo dõi được quá trình hợp tác giữa giáo viên và học sinh
    3.Công cụ hiệu quả nhất: cho học sinh tự đánh giá thông qua việc trả bài miệng,các kì thi giữa kì,cuối thi
    *Xử lý kết quả: Phải kiểm tra xem học sinh nắm vững các chuẩn kiến thức hay chưa? Nếu chưa thì ta phải tìm hiểu nguyên nhân ,đồng thời phải tìm hiểu nhu cầu,nguyện vọng của học sinh để điều chỉnh lại quá trình giảng dạy của mình
    4. Đánh giá buổi học: Cô dạy nhiệt tình,vedeo hay,nhưng lóp học còn thụ đọng,với lại bài tập về nhà nhiều quá ah cô….

    …..

  30. Danh Phương Tâm says:

    Câu 1: Mô-đun này đã giúp tôi suy nghĩ về việc sử dụng các chuẩn kiến thức, các câu hỏi định hướng hoặc đánh giá thành phần như sau:
    + Chuẩn kiến thức: Là cơ sở để xác định mục tiêu bài học giúp học sinh đi đúng trọng tâm bài học, giáo viên phải dựa trên chuẩn này để giúp học sinh nắm được kiến thức, phát triển tư duy. Đảm bảo cho học sinh được học những nội dung và kĩ năng thích hợp, từ đó có thể đào sâu vào nội dung và áp dụng kiến thức vào thực tế.
    + Sử dụng câu hỏi định hướng: Rất quan trọng trong việc tạo hứng thú cho học sinh trước mỗi bài họcất quan trọng trong việc tạo hứng thú cho học sinh trước mỗi bài học, kích thích sự tò mò cho học sinh, câu hỏi định hướng còn giúp học sinh liên kết được các môn học với nhau và liên hệ với thực tế. Giúp các em đào sâu suy nghĩ, nâng cao các kĩ năng tư duy bậc cao.
    + Đánh giá thành phần: là một công việc cần được thực hiện thường xuyên, giúp kiểm tra đánh giá kiến thức của học sinh từ đó giáo viên sẽ rút kinh nghiệm và có phương pháp dạy học tối ưu, kiểm tra mức độ hiểu chuẩn kiến thức mà học sinh tiếp thu được và mức độ thành công của bộ câu hỏi định hướng.
    Câu 2: Mục đích là
    + Động lực giúp học sinh tập trung vào công việc cũng như khuyến khích được sự cố gắng của các em.
    + Đảm bảo bản thân giáo viên và học sinh đã đi đến đâu trong dự án, có đi đúng định hướng đưa ra hay không, có thiếu sót gì trong dự án chúng ta có thể bổ sung vào dự án kịp thời để tiết học đạt được kết quả tốt nhất.
    + Kịp thời phân định trình độ của học sinh để có những biện pháp phù hợp.
    + Làm cho học sinh tự phát hiện năng lực của bản thân mình.Làm cho các em cố gắng hơn.
    Câu 3:
    + Em thấy sau mỗi buổi học e càng hiểu sau hơn về môn Intel này.
    + Qua từng buổi học em thấy cô dạy rất nhiệt tinh, lam không chỉ riêng em mà các bạn thấy hứng thú hoc.
    + Em hy vọng các buổi sau em sẽ được học những buổi học bổ ích nữa.
    + Hy vọng cô sẽ cho chúng em chơi nhiều hơn tí nữa cô nha.hehe………..

  31. Trần Thị Tiểu Linh says:

    Câu1: Mô-đun này đã giúp em suy nghĩ về việc sử dụng các chuẩn kiến thức, các câu hỏi định hướng hoặc đánh giá thành phần như sau:
    – Về sử dụng chuẩn kiến thức: là những kiến thức chuẩn quan trọng, có tính ưu tiên cao mà học sinh nhất thiết phải đạt được. Vì vậy trong mỗi bài học phải xác định được trọng tâm cơ bản, những kiến thức cơ bản để hướng dẫn học sinh.
    – CHĐH: đó là hệ thống câu hỏi đưa ra để hướng dẫn học sinh đi tìm hiểu đúng kiến thức cần thiết, cơ bản và trọng tâm, bao gồm: câu hỏi khái quát, câu hỏi bài học, câu hỏi nội dung
    Câu2:
    – Mục đích của đánh giá là gì? Mục đích: theo dõi mức độ tiếp thu kiến thức của hs, sự tiến bộ, tìm hiểu nhu cầu cầu của hs.
    – Bạn sẽ xử lý kết quả như thế nào? Dựa vào kết quả đánh giá sẽ biết được hs tiếp thu tốt phần nào, ko tốt phần nào, sai lệch phần nào từ đó sẽ có những biện pháp điều chỉnh, bổ sung kiến thức cần thiết.
    Câu3: Một số nhận xét, góp ý về học phần, về buổi học, giáo viên:
    – Trên lớp chắc do số lượng bài nhiều nên Cô dạy nhanh, còn giáo trình em thấy viết rất khó hiểu nên em theo bài học ko kịp.
    – Yêu cầu Cô cho, em thấy nhiều quá, oải luôn. Nhưng sẽ cố gắng làm hết sức hi còn kịp hay ko thì cũng ko biết nữa.

  32. Lê Hồng Mỹ says:

    1. Mô-dun này giúp tôi suy nghĩ về việc sử dụng chuẩn kiến thức, bộ câu hỏi định hướng hoặc đánh giá thành phần như sau:

    -việc sử dụng câu hỏi định hướng rất quan trọng nó giúp cho người học bước vào dự án một cách có định hướng hơn
    2. Phương pháp phù hợp cho mục đích đánh giá đó như là:
    – Phương pháp cho học sinh làm kiểm tra giửa kì, cuối kì.. để kiểm tra kiến thức của học sinh.
    – Cho HS viết bài thu hoạch sau khi tham gia các hoạt động do chính các em tổ chức trong quá trình học tập theo dự án.
    – Phương pháp tổ chức cho HS sáng tạo ra các sản phẩm liên quan đến các kiến thức đã học và thuyết trình về các sản phẩm do mình sáng tạo ra.

    Bạn sẽ xử lí kết quả như thế nào?
    – Kiểm tra kiến thức HS để kịp thời chỉnh sửa, bổ sung cho các em lượng kiến thức và kĩ năng cần thiết.
    – Kiểm tra xem sản phảm HS có đạt được các tiêu chí đề ra không từ đó hướng dẫn HS thực hiên tiếp hay phải thưc hiện lại.
    3. Nhận xét về buổi học :
    – Lượng kiến thức nhiều, thời gian thảo luận ngắn.
    – Bài dạy của cô có các đoạn video mô phỏng nên các bạn chú ý hơn.

  33. 1. Mô-đun này đã giúp tôi suy nghĩ về việc sử dụng các chuẩn kiến thức, các câu hỏi định hướng hoặc đánh giá thành phần như sau:…
    + Chuẩn kiến thức
    – Cơ sở để đánh giá học sinh
    – Nền tảng để xây dựng bài học
    + Câu hỏi định hướng
    – Là sườn để học sinh đi đúng nội dung bài học
    – Do giáo viên đặt ra và hướng đến mục tiêu chung của bài học
    2. Mục đích của đánh giá
    – phân loại học sinh
    – đánh giá được lượng kiến thưc học sinh thu vào từ đó đưa ra phương pháp dạy học phù hợp
    – Biết nền tảng kiến thức chung của cả lớp, từ đó có các phương pháp dạy phù hợp cho đa số học sinh
    – Đưa ra các khen thưởng phê bình nhằm khuyến khích học sinh trong học tập
    3. Cô dạy nhiệt tình, hay. nhưng em thu vẫn chưa nhiều

  34. 1. Modun này giúp tôi suy nghĩ như sau:
    -Sử dụng chuẩn kiến thức:Là cơ sở để xác định mục tiêu bài học giúp học sinh đi đúng trọng tâm bài học
    -Sử dụng câu hỏi định hướng: Kích thích sự tò mò, gây hứng thú học tập cho học sinh
    -Đánh giá thành phần: Theo dõi sự tiếp thu và nhu cầu của học sinh => điều chỉnh kế hoạch dự án của mình cho phù hợp
    2. Mục đích của modun :
    -Giúp học sinh nắm được chuẩn kiến thức-kĩ năng
    -Theo dõi được quá trình hợp tác giữa giáo viên và học sinh
    Cơ sở để đánh giá
    – Bảng điểm, bảng đánh giá

    4. Đánh giá buổi học: Cô dạy nhiệt tình,vedeo hay,nhưng lóp học còn thụ đọng,với lại bài tập về nhà nhiều quá ah cô….

Leave a comment