Nothing is impossible…

Intel Teach Essential Course 2012

Phản hồi cho Module 5-6

Sinh viên thực hiện phản hồi cho module 5-6 :

01. Mô-đun 5 đã giúp tôi suy nghĩ về việc đánh giá lấy học sinh làm trung tâm như sau:

02. Mô-đun 6 đã giúp tôi suy nghĩ về những người học tự định hướng  và vai trò của dạy học phân hóa như sau:

03. Ghi lại những gì bạn đã tiếp thu được, những câu hỏi hoặc những điều bạn còn băn  khoăn.

04.  Một số nhận xét, góp ý về học phần, về buổi học, giáo viên,…

Thời hạn: Trước 11h00 ngày thứ ba 15/05/2012

SV thực hiện phản hồi trong phần “Leave a Reply” phía dưới (điền email và họ tên vào khung theo yêu cầu)


32 responses to “Phản hồi cho Module 5-6

  1. b3wat3r says:

    1. Đánh giá lấy học sinh làm trung tâm:
    – Ngoài việc giáo viên đánh giá, học sinh cũng phải đánh giá bạn bè cũng như tự đánh giá quá trình làm việc và sản phẩm của mình.
    – Có nhiều công cụ giúp học sinh có thể thực hiện được việc đánh giá như: bảng kiểm mục, bài trắc nghiệm, biểu đồ K-W-L, động não, theo dõi phản hồi,…

    2. – Việc tự định hướng giúp người học dễ dàng tiến bộ nhanh, đạt đúng yêu cầu mà giáo viên đặt ra. Giáo viên cần đặt ra mục tiêu và kế hoạch đánh giá, làm việc cụ thể cũng như những góp ý, phản hồi khi cần thiết để giúp cho sự tự định hướng của học sinh.
    – Việc dạy học cần phải phân hóa phụ thuộc vào sự khác nhau giữa các đối tượng học sinh về năng lực học tập, phong các học tập và thái độ học tập cũng như các điều kiện khác về công nghệ, sách vở,… Từ đó tụi em bổ sung thêm, đa dạng hóa các phương pháp tiếp cận kiến thức trong dự án của mình.

    3. Tụi em định làm các bài trắc nghiệm trực tuyến, sau đó, học sinh đăng ký tài khoản – đăng nhệp vào và thực hiện bài trắc nghiệm, như vậy có thể có thễ lưu lại kết quả cũng như theo dõi sự tích cực của học sinh nhưng do hạn chế về trình độ tin học nên chưa biết phải làm như thế nào … 😦

  2. Pham Thi Thu Hien says:

    01. Mô-đun 5 đã giúp tôi suy nghĩ về việc đánh giá lấy học sinh làm trung tâm như sau:
    – Đánh giá lấy học sinh làm trung tâm góp phần thúc đẩy học sinh tham gia vào việc học tập của mình, nâng cao kỹ năng thế kỷ 21- kỹ năng tư duy bậc cao, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề…tuy nhiên điều đó có thực sự học sinh hoàn thành tốt được không? Đó là câu hỏi cần được trả lời trước khi vào việc.
    – Nếu câu trả lời đã được giải đáp thì học sinh sẽ có thể chủ động hơn trong việc học của mình, thành thạo kỹ năng thế kỷ 21 dưới sự hướng dẫn và hổ trợ của giáo viên.
    – Học sinh tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình, đồng thời đánh giá sản phẩm của nhóm khác và nhóm khác đánh giá nhóm mình, cũng không thể không nhắc đến sự đánh giá của giáo viên.
    – Học sinh đánh giá qua bài trình diễn, mẫu sản phẩm,…với các phương tiện như sổ tay, bản kiểm mục, bản tiêu chí đánh giá…Và với các phương pháp như: khảo sát (trả lời các câu hỏi ngắn, trắc nghiệm), công cụ họa đồ, biểu đồ K-W-L, suy nghĩ- chia sẻ- theo cặp, động não…
    02. Mô-đun 6 đã giúp tôi suy nghĩ về những người học tự định hướng và vai trò của dạy học phân hóa như sau:
    – Thúc đẩy tự học định hướng giúp học sinh tự chủ trong học tập, thiết kế chiến lược, thời gian, các chỉ tiêu để đạt được mục tiêu. Giáo viên quan sát, theo dõi tiến độ của học sinh để hỗ trợ kỹ năng đánh giá cộng tác cho học sinh, giúp học sinh tự đánh giá và phản hồi về sự tiến bộ, suy nghĩ học tập của bản thân, về phương pháp đạt mục tiêu.
    – Vai trò của dạy học phân hóa: là rất cần thiết. Bởi vì, đối tượng học sinh rất khác nhau về năng lực, sự nhận thức, sở thích, phong cách, thái độ học tập. Do đó, giáo viên cần phải phân hóa để có phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng, đồng thời giáo viên cũng tiếp cận học sinh ở tâm lí, sở thích, ước mơ…của học sinh.
    03. Buổi học hôm ấy, em đã tiếp thu được đánh giá học tập là như thế nào, dạy học phân hóa là gì? Em còn băn khoăn là khi ra trường là giáo viên, đứng trên bục giảng em có cần phân loại đối tượng học sinh không hay đó chỉ là lý thuyết thôi.
    04. Buổi học hôm đó, học đến 2 mô-đun nhưng kiến thức cũng không nhiều lắm nên tụi em không mệt cho lắm. Vẫn như thường lớp học khá sôi động với các câu hỏi thảo luận nhóm và trò chơi sau giải lao. Cô dạy rất nhiệt tình.
    Em xin hết!

  3. Lỗ Thị Ánh Mai says:

    1. Modun này giúp tôi suy nghĩ về việc đánh giá lấy HS làm trung tâm như sau:
    – Lấy học sinh làm trung tâm giúp HS chủ động hơn trong việc học tập và tìm kiếm tài liệu.
    – HS tự đánh giá sản phẩm của mình, đánh giá sản phẩm của nhóm bạn, nhóm bạn đánh giá sản phẩm nhóm mình, và sự đánh giá của GV.
    – những công cụ giúp HS đánh giá như: bảng tự đánh giá, theo dõi phản hồi, sổ tay, ….
    2.
    – Việc tự định hướng giúp người học xác định được khả năng của mình, dẽ dàng nắm bắt được mục tiêu, kế hoạch của GV đưa ra
    – Vai trò của dạy học phân hóa là cần thiết. Đối với những HS có học vấn, kỹ năng, nhận thức khác nhau thì người dạy đề ra những mục tiêu khác nhau, cách thức truyền đạt khác nhau…
    3 Buổi học hôm đó em học được thế nào là lấy HS làm trung tâm, dạy học phân hóa là gì, tự đánh giá của HS. Em băn khoăn sau này em đi dạy, trong một lớp học, năng lực trình độ, kỹ năng, nhận thức của mỗi em khác nhau. Thì em phải lựa chọn phương pháp giảng dạy như thế nào để phù hợp cho tất cả HS.
    4. em nghĩ buổi học chắc là rất vui ( vì hốm đó em nghĩ học) mà em nghe bạn em kể là rất vui

  4. Đỗ Thị Sáu says:

    1. modun 5 giúp tôi suy nghĩ về việc đánh giá lấy học sinh làm trung tâm như sau:
    – Giáo viên sẽ mất nhiều thời gian trong việc lập kế hoạch đánh giá phù hợp, chi tiết theo từng mục tiêu,.. tuy nhiên việc đánh giá của giáo viên trước, trong, và sau quá trình thực hiện dự án sẽ giúp hs nắm chắc kiến thức học, tạo hứng thú học tập , khẳ năng sử dụng công nghệ cũng tốt hơn…
    – Hs tự đánh giá sản phẩm của mình hoặc đánh giá sản phảm của nhóm bạn theo nhưng tiêu chí của giáo viên đưa ra sẽ mang tính khách quan hơn.. Từ đó, bản thân cũng tự đánh giá chính xác hơn về bản thân để rút kinh nghiệm và nâng cao kĩ năng học nhóm, kĩ năng tư duy bậc cao..
    2. Modun 6
    -Việc tự định hướng giúp hs có khẳ năng hoàn thành công việc tốt hơn, nhanh hơn. Hs đưa ra những định hướng cho mình phù hợp sẽ nhanh chóng tiến bộ, khả năng nhớ lâu, đông thời những định hướng do chính hs đưa ra sẽ phù hợp với cách thức thực hiện của hs.
    – vai trò của việc phân hóa: từ dó gv có thể lập những dự án phù hợp cho từng đối tượng , có phương pháp dạy và hướng dẫn phù hợp vời từng đối tượng, giúp các em biết phát huy những thế mạnh của bản thân trong quá trình học tập.
    3. Buổi học này giúp em biết được cách đánh giá hs , biết được tầm quan trọng của việc phải phân hóa đối tượng cho phù hợp.
    4.hai clip đầu giờ rất hay và có nhiều ý nghĩa giáo dục ( em rất thích),

  5. Dương Thị Hồng Huynh says:

    01. Mô-đun 5 đã giúp tôi suy nghĩ về việc đánh giá lấy học sinh làm trung tâm như sau:
    – Cách học lấy học sinh làm trung tâm thì việc cho học sinh tự đánh giá sẽ giúp các em tham gia tích cực vào quá trinh học, đồng thời giúp các em tự đánh giá được khả năng học tập của mình, ngoài việc đánh giá cua giáo viên.Tuy nhiên, kỹ năng đánh giá của các em còn hạn chế nên giáo viên cần phải hướng dẫn để việc đánh giá được khả quan bằng cách đưa ra một số bang kiểm mục, các gợi ý …
    02. Mô-đun 6 đã giúp tôi suy nghĩ về những người học tự định hướng và vai trò của dạy học phân hóa như sau:
    – Tự định hướng là một kỹ năng quan trọng của TK21.Những học sinh rèn luyện được kỹ năng tự định hương sẽ giúp các em hiểu được cách học của mình, sẽ tỏ ra nhanh nhạy hơn để hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất.
    – Trong một lớp học thì khả năng nhận thức của học sinh là khác nhau.Việc dạy học phân hóa sẽ giúp giáo viên tìm ra cách tốt nhất để có thể truyền đạt được chuẩn học tập và mục tiêu học tập, giúp tất cả các em trong lớp đều tham gia tốt nhất vào bài học.
    03. Ghi lại những gì bạn đã tiếp thu được, những câu hỏi hoặc những điều bạn còn băn khoăn.
    Em học được là có nhiều phương tiện để có thể giúp học sinh đánh giá được chính xác khả quan và nhiều phong cách học khác nhau.Em đang suy nghĩ làm thế nào đặt ra những câu hỏi gợi ý cho học sinh tự đánh giá tốt nhất theo dự án của tụi em và việc tích hợp các phương tiện để trong một bài dạy đáp ứng được các phong cách học tập khác nhau của học sinh là rất khó,đòi hỏi đầu tư nhiều.
    Buổi học rất vui mặc dù hôm đó em hơi mệt! em rất thích 2 clip cô cho cả lớp xem, rất ý nghĩa!

  6. Nguyễn Thanh Toàn says:

    01. Mô-đun 5 đã giúp tôi suy nghĩ về việc đánh giá lấy học sinh làm trung tâm như sau:
    – Việc đánh giá lấy học sinh làm trung tâm giúp cho các em học sinh sẽ có thể chủ động hơn trong việc học của mình, thành thạo kỹ năng thế kỷ 21 dưới sự hướng dẫn và hổ trợ của giáo viên, qua đó các em thấy đc giá trị của mình trong lớp, đồng thời người giáo viên có thể hiểu được những khía cạnh mà học sinh còn thắc mắc, sai lầm từ đó có thể dễ dàng khắc phục. Tuy nhiên, việc đánh giá của các em còn hạn chế, mang tính chủ quan, cảm tính nhiều hơn lí tính nên giáo viên cần định hướng rõ ràng để hs có thể đánh giá ở mức độ chấp nhận đc.

    02. Mô-đun 6 đã giúp tôi suy nghĩ về những người học tự định hướng và vai trò của dạy học phân hóa như sau:
    – Việc tự định hướng là 1 kĩ năng quan trọng đối với quá trình dạy học ở TK 21, giúp học sinh nhanh chóng tiến bộ, khả năng nhớ lâu, đông thời những định hướng do chính học sinh đưa ra sẽ phù hợp với cách thức thực hiện của học sinh.
    – Trong lớp học thì các thành phần học sinh sẽ khác nhau, ở các mức độ hiểu biết vấn đề khác nhau, vì thế cần có sự phân hoá học sinh, ưu tiên thành phần đa số, từ đó có phương pháp dạy tốt đối với các thành phần học sinh đó.

    03. qua buổi học vừa rồi giúp em hiểu thêm về việc đánh giá lấy học sinh làm trung tâm, các phương tiện có thể giúp học sinh đánh giá tốt, tầm quan trọng của việc phân hoá học sinh khi dạy.
    – Câu hỏi em muốn hỏi là làm sao có thể phân hoá đối tượng học sinh chính xác, em thấy điều này là hơi khó, và mỗi lớp thì sẽ có nhiều thành phần học sinh, thế thì khó có thể giảng cùng 1 bài mà tất cà học sinh trong lớp đều nắm bắt được!!!

    04. Buổi học vừa rồi tuy học đến 2 Modul nhưng nhìn chung thì lượng lí thuyết ko nhiều lắm nên tụi em ko bị mệt, nhưng nghĩ đến phần cuối đoạn đường thì em thấy rất là “ngán”. buổi học vừa rồi cô giảng bài nhiệt tình, có tổ chức trò chơi giúp tụi em đỡ bùn ngủ, nhưng cuối cùng lại ko cho mấy bạn đứng sai vị trí hát…… MOng cô sẽ tổ chức các trò chơi hay và xem các video ý nghĩa vào các buổi học tiếp theo.:-)

  7. Thuhien says:

    – modum 6 giúp em có thêm 1 số kiến thức cho công việc giảng dạy sau này: biết phân hóa các đối tượng học sinh và mục tiêu bài dạy cụ thể
    _Cách dạy của cô làm tụi em cảm thấy thoải mái, không căng thẳng,
    _Lượng kiến thức vừa phải.

  8. Lê Hồng Mỹ says:

    01. Mô-đun 5 đã giúp tôi suy nghĩ về việc đánh giá lấy học sinh làm trung tâm như sau:
    -Việc đánh giá lấy hs làm trung tâm giúp hs cảm thấy chủ động và nhận rõ vai trò của mình hơn trong suốt quá trình
    -Học sinh thông qua đây có thể tự điều chỉnh để làm hoàn thiên hơn cho dự án sau.
    02. Mô-đun 6 đã giúp tôi suy nghĩ về những người học tự định hướng và vai trò của dạy học phân hóa như sau:
    -Việc phân hóa giúp gv dễ dàng hơn trong công tác giảng dạy và hs tùy theo khả năng mà nâng cao khả năng lĩnh hội kiến thức cho bản thân
    -với những hs học tự định hướng thì việc học trở nên nhẹ nhàng và chủ động hơn giúp cho quá trình học mau chóng tiến bộ.
    03. Câu hỏi
    -Em xin hỏi: Phân hóa hs thì vô cùng khó vậy làm sao có cách không phân hóa mà vẫn đạt đến mục đích giáo dục đã
    đưa ra .
    04.Em cảm thấy :Tiết học vừa rồi rất thoải mái và vui.

  9. Lâm Thị Huỳnh Nga says:

    01. Mô-đun 5 đã giúp tôi suy nghĩ về việc đánh giá lấy học sinh làm trung tâm như sau:
    – việc lấy học sinh làm trung tâm giúp các em chủ động tìm hiểu các kiến thức trong bài học của mình. từ đó tăng khả năng tư duy bậc cao cũng như kỹ năng thế kỉ 21. đồng thời các em tập cách đánh giá sản phẩm của nhóm các bạn và rút ra bài học cho chính mình. việc lấy học sinh làm trung tâm cũng giúp học sinh thấy được vai trò, vị trí và sự đóng góp của mình cho bài học đó. tuy nhiên giáo viên cũng tốn rất nhiều thời gian để hướng dẫn và hỗ trợ học sinh tự đánh giá sản phẩm của mình.
    02. Mô-đun 6 đã giúp tôi suy nghĩ về những người học tự định hướng và vai trò của dạy học phân hóa như sau:
    – việc tự định hướng giúp học sinh nắm được khả năng của mình và mục tiêu mình cần đạt được, từ đó học sinh hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả. đồng thời việc tự định hướng cũng giúp học sinh từng bước nâng cao khả năng của mình lên, nên tiến bộ hơn.
    -dạy học phân hóa giúp giáo viên nắm được tình hình nhận thức và khả năng của từng nhóm học sinh trong lớp từ đó đưa ra phương pháp dạy học thích hợp, giúp toàn thể học sinh trong lớp tham gia xây dựng bài học và hiểu rõ bài học đó.
    03. qua buổi học vùa rồi em đã biết được những thuận lợi và khó khăn của việc cho học sinh tự đánh giá. dạy học phân hóa có những thuận lợi gì. những điều em còn băn khoăn là khi thành phần học sinh chênh lệch nhau quá nhiều thì giáo viên sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc dạy học phân hóa.
    04. buổi học vùa rồi cô dạy 2 module nên cô dạy hơi nhanh, lượng kiến thức hơi nhiều. tuy nhiên cô vẫn cho tụi em chơi trò chơi để giảm bớt căn thẳng. lớp học cũng rất sôi nổi, nhiệt tình.

  10. Lệ Hằng says:

    1. Modul 5 đã giúp em suy nghĩ về việc đánh giá lấy học sinh làm trung tâm như sau:
    – giáo viên không nên chỉ đánh giá kết quả (sau bài học) mà cần đánh giá trước bài học và đặc biệt là trong bài học để thấy được sự nắm bắt kiến thức cũ và sự tiến bộ của học sinh. GV cũng cần kết hợp nhiều hình thức đánh giá chứ không chỉ qua điểm số.
    – một cách đánh giá em thấy rất hay nhưng chưa phổ biến và chưa có hiệu quả, đó là để học sinh tự đánh giá và đánh giá bạn bè cùng lớp.

    2. Mô-đun 6 đã giúp em suy nghĩ về việc người học tự định hướng và vai trò của dạy học phân hóa như sau:
    – để học sinh tự định hướng sẽ dễ dàng và chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến thức cũng như ghi nhớ kiến thức và vận dụng nó. ngoài ra còn khơi gợi tư duy cho học sinh.
    – dạy học phân hóa có vai trò rất quan trọng trong phát triển tư duy cũng như giúp học sinh tiếp thu kiến thức. tuy nhiên hình thức này chưa được áp dụng thành công lắm trong thực tế, nhất là dựa trên sự phân hóa về phong cách học tập của học sinh hoặc tích hợp nhiều hình ảnh, âm thanh, thực hành vào cùng một bài dạy.
    Em nhớ trong phim Kungfu Panda phần 1 có một bài học rất bổ ích dành cho giáo viên, đó là: khi biết được động cơ học tập và phong cách học tập của mỗi học sinh, giáo viên sẽ dễ dàng truyền thụ kiến thức và học sinh cũng dễ dàng đạt được thành công hơn. Tuy việc này rất khó nhưng không phải không có cách để giáo viên tìm hiểu và phân loại học sinh.

    3. – Trong buổi học trước, em đã nhớ lại và học được cách vận dụng kiến thức về tâm lý học đã được học để phân hóa phong cách học tập của học sinh, từ đó có những điều chỉnh thích hợp về bài dạy để học sinh học tập đạt hiệu quả tốt hơn. Em nghĩ nếu giáo viên làm được như vậy thì quá trình giảng dạy sẽ rất thành công.
    – Qua nội dung buổi học trước, nhóm em đã bổ sung thêm được nhiều nội dung cần thiết giúp bài dạy của nhóm phong phú và hấp dẫn hơn.
    – Một số băn khoăn: làm sao để thiết kế được bảng kiểm mục để đánh giá đầy đủ và chính xác quá trình học của học sinh. Cũng như làm sao để học sinh làm quen được với cách học phân hóa theo từng phong cách, và giáo viên có thể phân loại chính xác theo phong cách học của từng học sinh…

    4. Nhận xét buổi học trước: theo em, buổi học trước chúng em học được nhiều điều rất bổ ích để bổ sung hoàn thiện bài trình diễn của mình, cũng như bổ ích trong công việc giảng dạy sau này, cách cô giảng cũng rất dễ hiểu, nhưng nội dung bài học hơi nhiều.

  11. Đỗ Thúy Hằng says:

    1. Mô-đun 5 đã giúp em suy nghĩ về việc đánh giá lấy học sinh làm trung tâm như sau:
    Việc đánh giá sẽ giúp giáo viên có thể theo dõi được học sinh, thế nhưng việc đánh giá phải lấy học sinh làm trung tâm để giúp các em có ý thức chủ động, tinh thần trách nhiệm, các em có thể tự vận động để có thể tìm hiểu các kiến thức, các yêu cầu mà giáo viên đưa ra. Việc lấy học sinh làm trung tâm sẽ tạo ra sự linh động trong cách truyền đạt của giáo viên.
    2. Mô- đun 6 đã giúp em suy nghĩ về việc người học tự định hướng và vai trò của dạy học phân hóa như sau:
    Việc tự định hướng sẽ giúp học sinh định hình được những gì mình sẽ phải làm, từ đó đề ra kế hoạch để thực hiện, sẽ giúp cho học sinh có tính chủ động, sáng tạo trong công việc.
    Dạy học phân hóa có vai trò quan trọng vì mỗi học sinh có cách tiếp thu, cách tư duy sáng tạo khác nhau, vì thế cần phải có sự phân loại để phù hợp với sự tiếp thu của các em, từ đó nâng cao được hiệu quả.
    3. Trong buổi học em tiếp thu được nhiều kiến thức, và phần dạy học phân hóa là em ấn tượng nhất, phần đó cho em biết được sự phân loại của từng cách tiếp thu của học sinh cũng như các giải pháp đề ra để nâng cao hiệu quả.
    Điều em băn khoăn là trong một lớp học có nhiều học sinh, vì vậy phải có nhiều cách tiếp thu của học sinh, vậy thì giáo viên có thể điều chỉnh được một cách linh hoạt và chính xác được hay không.
    4.Cũng như những buổi học trước, buổi học hôm nay cô có trò chơi lạ lạ, vừa giúp chúng em học hỏi vừa giúp chúng em giải trí.

  12. Nguyễn Thị Mai says:

    1/ Mô đun 5 đã giúp tôi suy nghĩ về việc đánh giá lấy học sinh làm trung tâm như sau:
    + sẽ giúp hs có ý thức, có trách nhiệm hơn trong việc học, biết chủ động, sáng tao trong quà trinh làm việc giúp hiểu sâu,nhớ lâu kiến thức và nâng cao các kĩ năng tk 21,
    + sẽ giúp giáo viên theo sát được tình hình học tập và khả năng của học sinh
    + Tuy nhiên để việc tự đánh giá của hs được khách quan gv cần đưa ra nhiều hình thức: bảng kiểm mục,tiêu chí đánh giá, đánh giá sản phẩm, đg sự nổ lực, quá trình làm việc, theo dõi phản hồi…

    2/ Mô đun 6 đã giúp tôi suy nghĩ về những người học tự định hướng và vai trò của dạy học phân hóa như sau:
    + tự định hướng giúp người học có được một mục tiêu rõ ràng, biết chủ động quá trình học tập, và làm việc có logic,có kế hoạch, có tư duy nên khả năng tiến bộ,khả năng nhớ lâu là rất cao.
    + day học phân hóa phù hợp các đối tượng giúp mọi học sinh đều có cơ hội thể hiện, phát huy được năng lực, thế mạnh của mình, đảm bảo được cho các em hiểu bài,lĩnh hội kiến thức một cách tốt nhất, giúp các em hương thú và say mê vào việc học hơn
    3/
    – những diều đã tiếp thu được:
    + cách đánh giá hs
    + dạy học phan hóa là gì?
    – những băn khoăn:
    + làm thế nào để hs tự đánh giá một cách khách quan
    + dựa vào đâu để phân loại hs một cách chính xac, mà dễ dàng
    + làm thế nào để chọn ra được một cách dạy tốt nhất phù hợp với nhiều đối tượng hs
    4/ nhận xét, góp ý cho buổi hoc:
    – Buổi học cũng được, cũng vui. vùa có trò chơi, vùa có video
    – các câu hỏi thảo luận cũng rất hay, rất dễ hiểu và dễ trả lời

  13. Huỳnh Ngọc Diễm My says:

    1. Mô đun 5 đã giúp tôi suy nghĩ về việc đánh giá lấy học sinh làm trung tâm như sau:
    +Giúp học sinh có ý thức,chủ động hơn trong chính việc học của bản thân
    +Từ đó giúp học sinh nhận thức,và điều chình quá trình học của mình sao cho phù hợp
    2. Mô- đun 6 đã giúp em suy nghĩ về việc người học tự định hướng và vai trò của dạy học phân hóa như sau:
    – Việc tự định hướng giúp người học xác định được khả năng của mình, dẽ dàng nắm bắt được mục tiêu, kế hoạch của GV đưa ra
    -Dạy học có phân hóa là việc rất cần thiết vì trong lớp học thì mỗi em học sinh sẽ có mỗi trình độ khác nhau về khả năng tiếp thu cũng như như cách học nên gv cần phải dạy phân hóa để các em có thể lĩnh hội được bài học
    3. Theo em cách dạy học phân hóa rất tốt,nó sẽ nâng cao hiệu quả học tập của các em,nhưng liệu trong thực tế,giáo viên có đủ điều kiện để phân hóa hầu hết các em hoc5 sinh hay không?Em nghĩ vấn đề này rất khó
    4.Nhận xét,góp ý cho buổi học
    -Buổi học vui,nhưng phần trò chơi mấy bạn bị phạt không chịu phạt nên em thấy chán chán

  14. Nguyễn Thị Ngọc Nhân says:

    Mô-đun 5 đã giúp tôi suy nghĩ về việc đánh giá lấy học sinh làm trung tâm như sau:
    – Việc đánh giá cần được phải thực hiện xuyên suốt trong quá trình làm dự án, nhằm đến tất cả mục tiêu đánh giá.
    – Cần đánh giá theo hướng lấy hs làm trung tâm cần tập trung không chỉ vào kiến thức bài dạy mà còn cả các kĩ năng thế kỉ 21.
    – Hs tự đánh giá sản phẩm của mình hoặc đánh giá sản phảm của nhóm bạn theo những chuẩn kiến thức mà giáo viên đưa ra. Từ đó, có thể cũng tự đánh giá chính xác hơn về bản thân để rút kinh nghiệm và nâng cao kĩ năng học nhóm, kĩ năng tư duy bậc cao.
    Mô-đun 6 đã giúp tôi suy nghĩ về những người học tự định hướng và vai trò của dạy học phân hóa như sau:
    – Việc tự định hướng giúp hs có khẳ năng hoàn thành công việc tốt hơn, nhanh hơn. Hs đưa ra những định hướng cho mình phù hợp sẽ nhanh chóng tiến bộ, đông thời những định hướng do chính hs đưa ra sẽ phù hợp với cách thức thực hiện của hs.
    – Việc dạy học phân hóa là rất quan trọng và cần thiết, vì mỗi hs có các cách tiếp thu kiến thức khác nhau, thái độ học tập khác nhau nên giao viên cần phân hóa đối tượng để phù hợp với bài dạy của mình.

  15. Nguyen Thuy says:

    1/ Module này giúp tôi suy nghĩ về việc đánh giá lấy HS làm trung tâm như sau:
    – Giúp học sinh chủ động học tập, làm quen và phát triển nhiều kỹ năng.
    – Việc yêu cầu phải đưa ra cụ thể cách đánh giá (tương ứng với các mức điểm) khiến cho việc đánh giá trở nên minh bạch, công bằng hơn. Đồng thời định hướng rõ ràng cho học sinh, giúp các em hiểu được những gì đang làm và hướng đến mục tiêu nhất định, nhằm đạt kết quả cao.
    – Hoạt động cho học sinh tham gia đánh giá rất hay vì rèn luyện cho học sinh cách nhìn nhận, đánh giá vấn đề; tạo tác phong chủ động sở hữu kiến thức. Tuy nhiên để đạt được kết quả tốt đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị kỹ lưỡng những yêu cầu của dự án, những kỹ năng cho học sinh trong cả quá trình đánh giá.
    2/ Module 6 đã giúp tôi suy nghĩ về những người học tự định hướng và vai trò của dạy học phân hóa như sau:
    – Việc tự định hướng: tôi tán thành ý kiến của các bạn rằng: việc tự định hướng giúp học sinh xác định được khả năng và mục tiêu học tập, hình thành tác phong làm việc có khoa học và logic. Ngoài ra tạo cho học sinh nếp sống và làm việc có chủ đích, dám làm và chịu trách nhiệm, đó là bước đầu của thành công.
    – Vai trò của dạy học phân hóa: hình thức này thực ra đã được áp dụng, tuy nhiên chưa biểu hiện một cách cụ thể và sâu sắc hơn.
    Trong phần này mình rất thích comment của bạn Lệ Hằng về bài học trong phim Kungfu Panda khi mà sư phụ đã nắm được cái tính háu ăn của Panda và lấy đó làm động lực luyện kungfu, cuối cùng kết quả thật ngỡ ngàng. Mình rất tâm đắc(về bài học này và..bộ phim này) ^^.Like cho bạn Hằng một cái ;))
    3/ Tôi nghĩ tại sao không phân hóa năng lực và cách tiếp thu học sinh ngay từ đầu để giáo dục mà phải áp dụng nhiều phương pháp cho nhiều đối tượng học sinh khác nhau trong cùng lớp học; như vậy hiệu quả sẽ nâng cao rất nhiều.
    4/ Buổi học vừa rồi diễn ra rất nhanh và nhẹ nhàng hơn mọi khi.
    Hy vọng các buổi học sau cô sẽ cho cả lớp nghe vài bản nhạc sôi động khuấy động không khí và cho nhạc nền không lời nhè nhẹ trong suốt buổi học.Em thấy như vậy thật là tuyệt.hii^^

    • Lệ Hằng says:

      Hì hì cảm ơn bạn Thủy nha ^^
      Em thấy ý kiến của bạn Thủy rất hay, hy vọng ở những khóa học sau cô có thể “tích hợp” thêm âm nhạc vào nội dung học để làm học sinh hứng thú học tập hơn :p

  16. Trần Thị Hạnh says:

    1. Trong modun 5 việc đưa học sinh vào quá trình đánh giá là rất cần thiết việc này giúp các có trách nhiệm hơn đối với việc học của mình. Việc tự đánh giá sẽ giúp các em chủ động được việc học của mình và điều chỉnh việc học cho phù hợp với bài học .
    Ngoài ra việc đánh giá bản thân giúp các em hiểu hơn về bản thân mình từ đó giúp các em có thể hòa nhập vào tập thể để phát huy tối đa năng lực của các em .
    Việc đánh giá thường xuyên giúp giáo viên theo dõi việc học tập của các em một các thường xuyên hơn dễ điều chỉnh việc học của học sinh
    2. Mô-đun 6 đã giúp tôi suy nghĩ về những người học tự định hướng và vai trò của dạy học phân hóa như sau:
    Khi trong một bài hoc, học sinh tự định hướng thì khi đó học sinh có thể chủ động hơn về lượng kiến thức của bài học. Qua đó các em thấy được các em cần điều gì trong bài hoc từ đó tăng sự hứng thú của các em đối với môn học các em đang tìm hiều từ đó các em sẽ tạo cho mình sự đam mê và tự vạch ra phương pháp tìm hiểu bài học một cách hiệu quả

    Việc dạy học phân hóa đối tượng giúp học sinh có thể phát huy tối đa năng lực của bản thân . Từ đó các em có thể làm việc một cách hiệu quả hơn
    Việc phân hóa đối tượng giúp giáo viên áp dụng việc đánh giá một cách hiệu quả và phù hợp hơn
    3. Trong 2 modun em học được rất nhiều điều nhưng em vẫn băn khoan. Làm thế nào để đưa ra một lịch trình đánh giá cho phù hợp đối với từng đối tượng ? Và việc áp dụng việc đánh giá vào việc học như thế nào cho phù hợp?
    4. Em thấy buổi học rất vui dần em đã hòa nhịp với việc học môn học này

  17. Trương Thị Bích Tuyền says:

    1. Mô-đun 5 đã giúp tôi suy nghĩ về việc đánh giá lấy học sinh làm trung tâm như sau:
    Giúp học sinh phát triển khả năng tự học và tự tìm hiểu tài liệu, biết chủ động sáng tạo, tích cực trong học tập. Ngoài việc thường xuyên là giáo viên tự đánh giá thì học sinh có thể tự đánh giá cho bản thân thông qua sự giúp đỡ của giáo viên.
    Đồng thời giáo viên cũng sẽ dựa trên những đánh giá đó để khắc phục những sai sót và làm tốt hơn trong việc hướng dẫn cho học sinh
    2. Mô-đun 6 đã giúp tôi suy nghĩ về những người học tự định hướng và vai trò của dạy học phân hóa như sau:
    Giúp học sinh xác địng được mục tiêu học rõ ràng, làm việc có hiệu quả hơn, học sinh chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến thức cũng như ghi nhớ kiến thức và vận dụng nó. ngoài ra còn khơi gợi tư duy cho học sinh.
    Việc tự định hướng phải phù hợp với khả năng nhằm thực hiện tốt hơn.
    3. Nhận xét về buổi học: lớp học rất vui, cô cho xem clip rất ý nghĩa nhưng câu hỏi thảo luận của cô khó quá suy nghĩ mãi mới ra.

  18. Nguyễn Văn Nguyên says:

    Mô-đun 5 đã giúp tôi suy nghĩ về việc đánh giá lấy học sinh làm trung tâm như sau:
    Giúp học sinh chủ động học tập, hiểu sâu,nhớ lâu kiến thức và nâng cao các kĩ năng học tập.
    Giúp học sinh tích cực hoạt động, nắm bắt nhanh vấn đề, có hứng thú học tập hơn.
    Giáo viên cũng nhờ đó có thể thay đổi phương án giảng dạy cho phù hợp với học sinh.
    Mô-đun 6 đã giúp tôi suy nghĩ về những người học tự định hướng và vai trò của dạy học phân hóa như sau:
    Tự định hướng sẽ giúp học sinh có thể làm việc có mục tiêu, xác địng được mục tiêu học tập, nâng cao khả năng tự học, sáng tạo, khả năng tư duy của mỗi học sinh.
    Nhận xét về buổi học vừa qua: lớp cần phải cùng cô tạo không khí sô động hơn, vì học về hơi trễ nên đói bụng dẫn đến khả năng tiếp thu giảm. cô dạy học rất tích cực chỉ có diều mấy câu hỏi hơi khó hiểu.

  19. artabotrys says:

    Trần Thị Ngọc
    sp lí k35a

    Phản hồi mô đun 5 và 6:
    01. Mô-đun 5 đã giúp tôi suy nghĩ về việc đánh giá lấy học sinh làm trung tâm như sau:
    Đây là một mô – đun quan trọng từng bước hướng dẫn giáo viên tạo một bảng đánh giá Dự án của học sinh trong suốt quá trình học sinh làm sản phẩm.
    Từ mô – đun này, em thấy việc làm một bảng đánh giá Dự án không hề đơn giản, từ bước khảo sát các chiến lược đánh giá cho đến việc tạo một bản đánh giá mẫu sản phẩm học sinh cần phải có khả năng quan sát, óc phán đoán, theo dõi kĩ càng quá trình làm dự án của học sinh để biết được mức độ quan tâm của học sinh vào dự án đến đâu. Từ đó, có hướng điều chỉnh hợp lý và lên kế hoạch đánh giá phù hợp.
    Trong những công đoạn để có một bảng đánh giá hoàn chỉnh thì việc lên kế hoạch đánh giá mẫu sản phẩm học sinh là quan trọng nhất. Trong kế hoạch này, bạn phải làm thế nào để đảm bảo đánh giá cân bằng, chính xác cả về kĩ năng và kiến thức của học sinh. Việc lập kế hoạch còn giúp cho việc xác định một mục tiêu rõ ràng và tập trung vào mục đích đánh giá.
    Bước cuối cùng là lập một bản đánh giá mẫu sản phẩm học sinh, các tiêu điểm bạn lựa chọn phải phù hợp với thực tế bạn đã khảo sát và kế hoạch đánh giá của bạn.
    Qua quá trình đánh giá, bạn sẽ thấy được rằng, đánh giá trong Intel tối ưu hơn rất nhiều so với việc đánh giá truyền thống:
    – Đánh giá trong suốt quá trình dạy học.
    – Đánh giá cả về kĩ năng và kiến thức của học sinh.
     Đánh giá sẽ chi tiết và chính xác hơn.
    Quá trình đánh giá Dự án của học sinh, ngoài việc giáo viên đánh giá học sinh, thì học sinh cũng có thể tự đánh giá. Qua việc học sinh tự đánh giá, giúp học sinh nhìn nhận và suy nghĩ lại quá trình học tập và rèn luyện của mình trong sản phẩm, đồng thời xem lại sản phẩm của bản thân đã đi đúng hướng hay chưa?
    Ngoài đánh giá học sinh, giáo viên còn đánh giá lại chính mình, xem những kế hoạch mình đưa ra đã phù hợp chưa? Từ đó có hướng chỉnh sửa, bổ sung hợp lý.
    Qua mô – đun này, chúng em biết cách tiến hành làm một bảng đánh giá Dự án của học sinh. Tuy nhiên, mới chỉ dừng lại ở “biết cách làm”, còn làm thế nào để có một bảng tiêu chí đánh giá vừa chi tiết, vừa khoa học, có hệ thống, phù hợp với năng lực của từng nhóm, từng lớp học sinh thì cần phải trau dồi nhiều thêm.

    02. Mô-đun 6 đã giúp tôi suy nghĩ về những người học tự định hướng và vai trò của dạy học phân hóa như sau:
    khi người học tự đinh hướng được những gì mình sẽ phải học thì họ phát huy được tối đa năng lực của mình, khi đó việc học tập của họ sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn.
    dạy học phân hóa thì sẽ dễ dàng điều chỉnh hướng dẫn học sinh học tập, đáp ứng nhu cầu của học sinh về kiến thức
    03. Ghi lại những gì bạn đã tiếp thu được, những câu hỏi hoặc những điều bạn còn băn khoăn.
    hai mô đun trên cho em biết phần nào về cách tổ chức học sinh để họ tự đánh giá và cách dạy học phân hóa.
    04. Một số nhận xét, góp ý về học phần, về buổi học, giáo viên,…
    buổi học intel cũng vui,hihi.. hi vọng tuần này cô cho tụi em chơi các trò chơi nhiều hơn,..

  20. Tran Thi Kim Thuong says:

    01. Mô-đun 5 đã giúp tôi suy nghĩ về việc đánh giá lấy học sinh làm trung tâm như sau:
    Đánh giá lấy hs làm trung tâm sẽ cho kết quả đánh giá khách quan, chính xác và dễ kiểm soát những sai sót trong quá trình đánh giá. Tuy nhiên cũng có một số khó khăn như hs phải tiếp xúc máy tính, internet và cần phải nắm được các thao tác trên máy tính,…nhiều hơn, mất nhiều thời gian của hs và gv.
    02. Mô-đun 6 đã giúp tôi suy nghĩ về những người học tự định hướng và vai trò của dạy học phân hóa như sau:
    Người học tự định hướng sẽ dễ dàng tiếp nhận thông tin, kiến thức mà gv truyền đạt, dễ dàng xác định dc mục tiêu ngay từ đầu. Nhưng còn khó khăn ở chỗ những một số người sẽ tự định hướng sai, thiếu,…
    Vai trò của dạy học phân hóa: Rất quan trọng trong việcĐỡ tốn thời gian của hs và gv, mang lại hiệu quả cao trong quá trình học tập do đã dc phân hóa kiến thức, cách dạy, …
    03. Ghi lại những gì bạn đã tiếp thu được, những câu hỏi hoặc những điều bạn còn băn khoăn.
    Những điều đã tiếp thu được: biết được cách đánh giá lấy hs làm trung tâm, việc dạy học phân hóa là như thế nào, còn tự định hướng thì còn hơi bỡ ngỡ. hì
    04. Một số nhận xét, góp ý về học phần, về buổi học, giáo viên,…
    không biết tại sao mà e cứ quên phản hồi. Thật xin lỗi cô.

  21. Nguyễn Thị Ngọc Trâm says:

    01. Mô-đun 5 đã giúp tôi suy nghĩ về việc đánh giá lấy học sinh làm trung tâm như sau:
    Giúp học sinh chủ động hơn trong việc học, để các em biết cần phải làm những gì có thể.
    Giáo viên sẽ theo sát được học sinh hơn trong suốt quá trình các em làm dự án.
    02. Mô-đun 6 đã giúp tôi suy nghĩ về những người học tự định hướng và vai trò của dạy học phân hóa như sau:
    Người học tự định hướng có thể chủ động tiếp nhận kiến thức một cách dễ dàng, nhớ lâu hơn.
    Dạy học phân hóa rất quan trọng, giúp học sinh có thể phát huy hết những khả năng của mình, giúp học sinh giỏi không thấy nhàm chán, học sinh yếu ko thấy quá sức….
    03. Ghi lại những gì bạn đã tiếp thu được, những câu hỏi hoặc những điều bạn còn băn khoăn.
    Biết được cách đánh giá lấy học sinh làm trung tâm, đánh giá từng phần,…, biết thế nào là dạy học phân hóa đối tượng.
    Em còn băn khoăn vấn đề làm cách nào thiết kế một bài học để có thể dạy cho tất cả học sinh trong lớp nhưng vẫn phải phân hóa đối tượng được.
    04. Một số nhận xét, góp ý về học phần, về buổi học, giáo viên,…
    Có lẽ do học kỳ này thời gian ít quá nên em không tiếp thu được nhiều lắm. Nhưng em sẽ cố gắng.
    Em
    xin lỗi cô vì đã phản hồi trễ.

  22. Vương Phú Tài says:

    01. Mô-đun 5 đã giúp tôi suy nghĩ về việc đánh giá lấy học sinh làm trung tâm như sau:
    – Modul này giúp ta có được cái nhìn rõ hơn về các phương pháp đánh giá và cách vận dụng chúng.
    – Việc đánh giá học sinh phải thực hiện thường xuyên, đều đặn.
    – Cần khuyến khích học sinh tự đánh giá.

    02. Mô-đun 6 đã giúp tôi suy nghĩ về những người học tự định hướng và vai trò của dạy học phân hóa như sau:
    – Những người học tự định hướng sẽ có được cơ hội thích nghi với những điều kiện học tập khác nhau.
    – Vai trò của dạy học phân hóa: giúp học sinh có cơ hội phát triển như nhau, cụ thể học sinh yếu ngoại ngữ được rèn luyện, học sinh giỏi ngoại ngữ được nâng cao khả năng của mình…

    03. Ghi lại những gì bạn đã tiếp thu được, những câu hỏi hoặc những điều bạn còn băn khoăn.
    – Qua 2 modul trên, phần nào em đã hiểu rõ hơn cách đánh giá lấy học sinh làm trung tâm, và đặc biệt là vai trò của dạy học phân hóa.

    04. Một số nhận xét, góp ý về học phần, về buổi học, giáo viên,…
    – Do thời gian không còn nhiều nên 1 buổi học 2 modul khiến cho nội dung bài học chưa được triển khai tốt nhất có thể.

  23. Danh Phương Tâm says:

    01. Mô-đun 5 đã giúp tôi suy nghĩ về việc đánh giá lấy học sinh làm trung tâm như sau:
    + Đánh giá lấy hs làm trung tâm sẽ cho kết quả đánh giá khách quan, chính xác và dễ kiểm soát những sai sót trong quá trình đánh giá.
    + Giúp học sinh phát triển khả năng tự học và tự tìm hiểu tài liệu, biết chủ động sáng tạo, tích cực trong học tập. Ngoài việc thường xuyên là giáo viên tự đánh giá thì học sinh có thể tự đánh giá cho bản thân thông qua sự giúp đỡ của giáo viên
    + Hoạt động cho học sinh tham gia đánh giá rất hay vì rèn luyện cho học sinh cách nhìn nhận, đánh giá vấn đề; tạo tác phong chủ động sở hữu kiến thức. Tuy nhiên để đạt được kết quả tốt đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị kỹ lưỡng những yêu cầu của dự án, những kỹ năng cho học sinh trong cả quá trình đánh giá.
    02. Mô-đun 6 đã giúp tôi suy nghĩ về những người học tự định hướng và vai trò của dạy học phân hóa như sau:
    + Tự định hướng là một kỹ năng quan trọng của TK21.Những học sinh rèn luyện được kỹ năng tự định hương sẽ giúp các em hiểu được cách học của mình, sẽ tỏ ra nhanh nhạy hơn để hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất.
    + Dạy học phân hóa giúp giáo viên nắm được tình hình nhận thức và khả năng của từng nhóm học sinh trong lớp từ đó đưa ra phương pháp dạy học thích hợp, giúp toàn thể học sinh trong lớp tham gia xây dựng bài học và hiểu rõ bài học đó.
    03. Ghi lại những gì bạn đã tiếp thu được, những câu hỏi hoặc những điều bạn còn băn khoăn.
    + Dạy học phân hóa như thế nào?
    + Cách đánh giá học sinh.
    + Em chưa hiểu lắm ” tự định hướng là như thế nào? ”
    04. Một số nhận xét, góp ý về học phần, về buổi học, giáo viên,…
    + Em thấy buổi học vui thú vị và thật bổ ích.
    + Qua từng buổi học khả năng diễn giảng của cô thật hoàn thiện.

  24. Nguyễn Đức Hiệp says:

    1.
    – Đánh giá lấy học sinh làm trung tâm góp phần thúc đẩy học sinh tham gia vào việc học tập của mình, nâng cao kỹ năng thế kỷ 21- kỹ năng tư duy bậc cao, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề…tuy nhiên điều đó có thực sự học sinh hoàn thành tốt được không? Đó là câu hỏi cần được trả lời trước khi vào việc.
    – Đồng thời các em tập cách đánh giá sản phẩm của nhóm các bạn và rút ra bài học cho chính mình. việc lấy học sinh làm trung tâm cũng giúp học sinh thấy được vai trò, vị trí và sự đóng góp của mình cho bài học đó. tuy nhiên giáo viên cũng tốn rất nhiều thời gian để hướng dẫn và hỗ trợ học sinh tự đánh giá sản phẩm của mình.
    – Qua đây, học sinh có cơ hội học tập và thực hành nhiễu kỹ năng mới như xây dựng và sử dụng các kế hoạch dự án, đặt ra những mục tiêu, xác định các nhiệm vụ phải làm và dự đoán trước những gì sẽ được học…..
    2.
    – Tự định hướng là một mục tiêu học tập quan trọng trong suốt đời đối với học sinh ở mọi cấp học. Những học sinh nào hiểu được cách học của mình sẽ tỏ ra nhanh nhạy hơn trong việc sử dụng các kỹ thuật thích hợp để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Những kỹ năng tự định hướng giúp các học sinh có yêu cầu đặc biệt có thể hoàn thành tốt công việc một cách độc lập ở mức độ đòi hỏi các em khai thác triệt để tiềm năng của mình.
    – Khi học sinh tự đánh giá quá trình tư duy và sản phẩm mình tạo ra, những gì các em thực hiện vượt xa ý nghĩa của việc chỉ đi tìm lỗi. Nó cho phép các em suy nghĩ về chất lượng công việc và tiến trình làm việc của mình theo những cách cụ thể và cho phép các em điều chỉnh kỹ thuật học của mình sao cho hiệu quả hơn.
    – Vai trò của việc dạy học phân hóa: Khi đã nắm được khả năng học tập học sinh, phải có cách dạy học phù hợp cho từng đối tượng khác nhau…làm sao cho mọi đối tượng học sinh có thể phát huy hết mọi tố chất của mình trong học tập.
    3.
    – Sau khi học xong 2 module 5 và module 6..nhóm em đã biết cách thực hiện bảng đánh giá sản phẩm học sinh, những tài liệu gì để có thể hổ trợ học sinh học tập..
    – Khó khăn: Vẫn đang trong quá trình chỉnh sửa mẫu sản phẩm học sinh cho phù hợp…
    4.
    – Do thời gian gấp gáp, cho nên bữa học trước chúng ta học đến 2 module….cho nên việc tiếp thu cũng hơi nhiều…buổi học diễn ra khá thú vị,,,trò chơi của cô thì hình như không được phù hợp với không gian lớp học lắm thì phải…hihi

  25. Phạm Vũ Thảo Nguyên. says:

    01.modul5 giúp tôi suy nghĩ về việc đánh giá lấy hs như sau:
    -Hs tự mình đánh giá bản thân và các bạn từ đó kinh nghiệm của các bạn cũng sẽ chính là kinh nghiệm của mình
    -Tự đánh giá mình sẽ giúp cho các em linh động trong việc học tập và lĩnh hội kiến thức.
    – Trong quá trình thực hiện dự án khi các em tự đánh giá sẽ nhận ra sai sót và sửa chữa kịp thới để có sản phẩm hoàn chỉnh
    02 .Những người học tự định hướng giúp cho người học biết mình dễ tiếp thu kiến thức ở dạng nào ( hình ảnh ,thông tin,thí nghiệm…)từ đó chủ động tìm cho mình cách học phù hợp để nhanh chóng tiền bộ
    Vai trò của dạy học phân hóa la: nắm được các khía cạnh tiếp thu kiến thức của hoc sinh ,xây dựng bài giảng theo hướng các hoc sinh dễ dàng tiếp thu ,lĩnh hội hơn.
    03. qua buổi học em hiểu thế nào la dạy hoc phân hóa .vai trò của việc day học phân hóa .
    04. buổi học vui và cô nhiệt tình ,clip cô cung cấp rất có ý nghĩa.

  26. Nguyễn Lan Anh says:

    01. Mô-đun 5 đã giúp tôi suy nghĩ về việc đánh giá lấy học sinh làm trung tâm như sau:
    – Hoạt động đánh giá cần được tích hợp trong suốt dự án và nhắm đến tất cả các mục tiêu đánh giá.
    – Các hoạt động đánh giá trên cần được tập trung không chỉ vào nội dung mà còn phải xoay quanh các kỹ năng của thế kỷ 21.

    02. Mô-đun 6 đã giúp tôi suy nghĩ về những người học tự định hướng và vai trò của dạy học phân hóa như sau:
    – Những người học tự định hướng có thể tự chủ được trong suy nghĩ, tư duy từ đó đạt được những kết quả tốt hơn.
    – Vai trò của dạy học phân hóa là giúp cho giáo viên có nhiều phương án tiếp cận với trình độ học sinh, còn học sinh sẽ có được cơ hội phát triển được mọi khả năng của mình một cách tốt nhất.

    03. Ghi lại những gì bạn đã tiếp thu được, những câu hỏi hoặc những điều bạn còn băn khoăn.
    – Qua buổi học, em đã hiểu được sơ sơ dạy học phân hóa là như thế nào, cũng như cách đánh giá lấy học sinh làm trung tâm,

    04. Một số nhận xét, góp ý về học phần, về buổi học, giáo viên,…
    Buổi học vừa rồi rất vui, nhất là trò chơi và clip của cô rất đặc sắc. 🙂

  27. Nguyễn Lan Anh says:

    01. Mô-đun 5 đã giúp tôi suy nghĩ về việc đánh giá lấy học sinh làm trung tâm như sau:
    – Hoạt động đánh giá cần được tích hợp trong suốt dự án và nhắm đến tất cả các mục tiêu đánh giá.
    – Hoạt động đánh giá theo hướng lấy học sinh làm trung tâm cần tập trung không chỉ vào kiến thức bài dạy mà còn cả các kỹ năng của thế kỷ 21, đồng thời xác định rõ các kỹ năng và kiến thức sẽ được thể hiện như thế nào trong ngữ cảnh dự án.

    02. Mô-đun 6 đã giúp tôi suy nghĩ về những người học tự định hướng và vai trò của dạy học phân hóa như sau:
    – Người học tự định hướng sẽ có nhiều cơ hội, khả năng tiếp cận với nhiều phương pháp, tài liệu phục vụ tốt cho học tập.
    – Dạy học giúp cho giáo viên có những phương án hỗ trợ học sinh ở nhiều mức độ khác nhau, ví dụ như học sinh kém và ngoại ngữ và học sinh khá tốt ngoại ngữ.

    03. Ghi lại những gì bạn đã tiếp thu được, những câu hỏi hoặc những điều bạn còn băn khoăn.
    – Qua 2 modul, em đã nắm được thế nào là đánh giá lấy học sinh làm trung tâm, và vai trò của dạy học phân hóa.

    04. Một số nhận xét, góp ý về học phần, về buổi học, giáo viên,…
    – Buổi học vừa rồi rất thú vị, nhất là đoạn clip cô cho lớp xem đầu giờ.

  28. Khăm ma ni sây says:

    01. Mô-đun 5 đã giúp tôi suy nghĩ về việc đánh giá lấy học sinh làm trung tâm như sau:
    trong phương pháp dạy học hiện nay việc lấy học sinh làm trung tâm trong buổi dạy đóng vai trò rất quan trọng, đó là một cách dạy mới và ngày càng phổ biến trong giáo dục ngày nay.
    Vậy việc đánh giá lấy học sinh làm trung tâm đã giúp tôi suy nghĩ về những vấn đề như sau:
    +) sẽ giúp học sinh tự chủ hơn trong việc học của mình và làm cho mhocj sinh nhận thấy rằng việc học của mình là quan trọng qua đó nhằm giúp cho học sinh tích hợp được những kỹ năng của thế kỹ 21.
    +) việc đánh giá lấy học sinh làm trung tâm còn tạo ra sự công bằng cao thông qua việc: học sinh tự đánh giá chính mình, nhóm đánh giá, lớp đánh giá và giáo viên đánh giá. việc đánh giá thông qua nhiều công đoạn như vậy sẽ làm cho việc đánh giá mang tính khách quan, công bằng và được nhiều sự đông thuận.

    02. Mô-đun 6 đã giúp tôi suy nghĩ về những người học tự định hướng và vai trò của dạy học phân hóa như sau:
    +) Tự định hướng sẽ giúp học sinh tự nhận thức được khả năng của mình tới đâu để từ đó các em sẽ hướng mục tiêu của mình vào những việc làm cụ thể vừa khả năng, đồng thời trong tương lai sẻ tìm được việc làm phù hợp với khả năng của mình. ví dụ: kỳ thi đại học sắp tới việc định hướng cho các em chọn đúng trường phù hợp với khả năng của mình là hết sức quan trọng.
    +) việc dạy học phân hóa học sinh ngày nay đã được áp dụng khá phổ biến trong các trường phổ thông, nhất là trong những trường chuyên, lớp chọn. ngay từ đầu các em đã được chon lọc kỹ là mình giỏi môn nào, học ban nào…
    Việc dạy học phân hóa học sinh nhằm giúp giáo viên biết được học sinh của mình giỏi về lĩnh vự nào để từ đó có hướng bồi đắp đúng cách, giúp các em phát triển đúng khả năng của mình.
    03. Ghi lại những gì bạn đã tiếp thu được, những câu hỏi hoặc những điều bạn còn băn khoăn.
    Học hai Module liền một lúc thì cũng hơi dài, vì vậy lượng kiến thức cô cần truyền đạt sẽ không hết hoặc không sau. Tuy nhiên qua buổi học em tiếp thu được khá nhiều kiến thức liên quan đến hai module như: dạy học phân hóa là như thế nào, định hướng học sinh ra làm sao và cách đánh giá học sinh như thế nào là tốt nhất.
    Em hài lòng về buổi học!
    04. Một số nhận xét, góp ý về học phần, về buổi học, giáo viên:
    – Lớp học đông đủn nhộn nhịp hẳn so với mọi khi. Buổi học diễn ra tốt đẹp nhờ sự dẫn dắt và cách truyền thụ kiến thức rất nhiệt tình của cô Trầm.
    – Hai học phần này về kiến thức không khó như những Module trước, tiếp thu khá dễ dàng.

  29. 1. khi lấy học sinh làm trung tâm
    – Giúp học sinh chủ động hơn trong học tập, có tinh thần trách nhiệm hơn trong việc học cũng như trong công việc..
    – Rèn luyện cho học sinh cá kỹ năng về tìm kiếm tài liệu qua báo đài, mạng xã hội, sách vỡ
    – Học sinh sẽ rút ra được các sai sót của mình và sửa chữa theo hướng tích cực
    – rèn luyện được các kỹ năng của thế kỹ 21
    2. Mô-đun 6 đã giúp tôi suy nghĩ như sau:
    – Thúc đẩy tự học định hướng giúp học sinh tự chủ trong học tập, thiết kế chiến lược, thời gian, các chỉ tiêu để đạt được mục tiêu. Giáo viên quan sát, theo dõi tiến độ của học sinh để hỗ trợ kỹ năng đánh giá cộng tác cho học sinh, giúp học sinh tự đánh giá và phản hồi về sự tiến bộ, suy nghĩ học tập của bản thân, về phương pháp đạt mục tiêu.
    – Vai trò của dạy học phân hóa: là rất cần thiết. Bởi vì, đối tượng học sinh rất khác nhau về năng lực, sự nhận thức, sở thích, phong cách, thái độ học tập. Do đó, giáo viên cần phải phân hóa để có phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng, đồng thời giáo viên cũng tiếp cận học sinh ở tâm lí, sở thích, ước mơ…của học sinh.
    3.
    – Buổi học này giúp em biết được cách đánh giá hs , biết được tầm quan trọng của việc phải phân hóa đối tượng cho phù hợp.

Leave a comment